2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Quan điểm phát triển
Điều khó khăn nhất gặp phải trong việc quản lý và phát triển vùng đệm VQG Tam Đảo khu vực Thái Nguyên đó là số dân sinh sống phía ngoài, sát với khu bảo tồn đã tạo sức ép nặng nề lên VQG Tam Đảo. Ngƣời dân khai thác gỗ, lấy củi, săn bắt động vật, thu lƣợm các lâm sản ngoài gỗ nhƣ: Cây luồng, cây tre, cây mai, măng, nấm... và do đó ảnh hƣởng lớn đến công tác bảo vệ. Nguyên nhân chính làm suy giảm tài nguyên rừng là đói nghèo và dân số tăng nhanh. Rừng và tài nguyên rừng nhƣ ngƣời ta thƣờng nói là "bát cơm manh áo" của ngƣời nghèo ở khu vực vùng đệm. Cấm ngƣời nghèo không đƣợc lấy "bát cơm" trƣớc mắt họ là không thể đƣợc, và thậm chí không cho phép về phƣơng diện nhân đạo. Con đƣờng hợp lẽ nhất cho công tác bảo vệ ở đây là tìm cách thay thế "bát cơm" đó bằng "bát cơm" khác cho những ngƣời nghèo sống ở khu vực vùng đệm. Do đó, các hoạt động của dự án mong muốn thay đổi sinh kế nhằm giúp ngƣời dân vùng đệm dần dần giảm bớt sự phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên rừng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Phát triển các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nghề tự do… để cải thiện cuộc sống. Nâng cao nhận thức của ngƣời dân nhằm mực tiêu bảo vệ rừng.
Kinh nghiệm cho thấy trong những trƣờng hợp tƣơng tự, thì công tác bảo vệ theo pháp luật là khó thành công và gặp phải sự kháng cự quyết liệt từ phía ngƣời dân địa phƣơng. Đƣờng ranh giới có biển báo, cán bộ kiểm lâm tuần tra canh gác, bắt bớ, tịch thu, giáo dục cũng không thể ngăn cấm ngƣời dân địa phƣơng xâm phạm VQG Tam Đảo một cách triệt để và, nếu không có biện pháp thích hợp để ngăn chặn kịp thời thì chẳng bao lâu VQG Tam Đảo sẽ bị
xuống cấp nghiêm trọng. Phải có hệ thống tổ chức mới và cách giải quyết mới, nhằm thỏa mãn đƣợc nhu cầu trƣớc mắt của nhân dân mà không gây nguy hại đến mục tiêu lâu dài của khu VQG mới có thể cứu thoát sự suy thoái của VQG Tam Đảo. Trải nghiệm thực tiễn cho thấy: Hợp tác với nhân dân địa phƣơng và lắng nghe, chấp nhận những yêu cầu cấp bách của họ là biện pháp bảo vệ có hiệu quả hơn là chỉ có biện pháp hàng rào, ngăn cấm, tuần tra canh gác, thu giữ và xử phạt.
Tóm lại, để có thể bảo vệ bền vững VQG Tam Đảo cần phát triển vùng đệm, hƣớng đến việc sử dụng bền vững, hiệu quả các nguồn lực tại vùng đệm nhất định phải có sự tham gia của các cấp chính quyền, các nhà khoa học và đặc biệt có sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng.