Các tính chất của tấm sợi gỗ

Một phần của tài liệu vật liệu cách nhiệt chịu lửa, vật liệu cách nhiệt lạnh, cách ẩm (Trang 35 - 37)

- Amiăng là chất khoáng thuộc nhóm secpentin hoặc amphibon cócấu trúc sợi, có khả năng tách thành các dợi rất mảnh.Theo thành phần hóa học thì amiăng là các silicatmagiê,

2.1.4.6.1Các tính chất của tấm sợi gỗ

+Cườngđộ:

Đối với tấm sợi gỗ, cường độ uốn là chỉ tiêu quan trọng, sản phẩm có thể phân thành mác.

Tấm mềm có các mác: M – 4 ;M – 12 ; M – 20. Tấm bán cứng có các mác: HT – 100.

Tấm cứng có mác: T – 350; T – 400. Tấm có độ cứng cao có mác: CT – 500.

Cường độ kéo của tấm sợi gỗ nhỏ hơn 1,5 lần so với cường độ uốn. +Độ rỗng :

Độ rỗng của tấm sợi gỗ có thể được điều chỉnh trong khoảng rộng bằng cách thay đổi độ nghiền mịn của sợi gỗ, áp lực ép khi tạo hình và nhiều yếu tố công nghệ khác.

Độ rỗng chỉ có ý nghĩa với tấm mềm dùng cho mục đích cách âm, cách nhiệt. Với loại sản phẩm này độ rỗng có thể đạt tới 80%.

+Độ hút nước, hút ẩm :

Độ hút nứơc của tấm mềm khá cao. Đối với tấm có độ cứng cao độ hút nứơc thường thấp hơn.

Khi độ ẩm tương đối của không khí đạt RH = 100%, độ hút ẩm bão hòa W = 7 – 8% đối với tấm cứng.

Khi bị làm ẩm, tấm sợi gỗ bị trương nở, cong vênh. Cường độ giảm và hệ số dẫn nhiệt tăng. Tấm bị ẩm sẽ là môi trường thuận lợi cho nấm mốc phát triển.

Để tạo cho tấm sợi gỗ có khả năng kỵ nước có thể tấm sợi gỗ bằng các chất kỵ nước trước khi rót hồ sợi lên lưới thành hình đối với tấm mềm, hay tấm sản phẩm sau khi ép với tấm cứng.

+Độ dẫn nhiệt :

Độ dẫn nhiệt của tấm sợi gỗ thấp và phụ thuợc vào độ ẩm, độ rỗng của sản phẩm.

đối với tấm mềm λ

= 0,054 – 0,093 W/m.oC ; còn đối với tấm cứng λ

= 0,163 – 0,233 W/m.oC .

+Một số tính chất khác của tấm sợi gỗ

Tấm sợi gỗ dễ bắt lửa và có thể cháy âm ỉ.

Để nâng cao khả năng chống cháy của tấm sợi gỗ thường đưa vào hồ sợi gỗ các chất phụ gia chống cháy hoặc phủ lên sản phẩm một lớp chống cháy.

Nhiệt độ sử dụng tới hạn của tấm sợi gỗ là tsd = 100 oC. Tấm sợi gỗ là loại vật liệu có khả năng cách âm tốt.

Hệ số hút âm phụ thuộc vào độ rỗng, độ dày cũng như trạng thái bề mặt của sản phẩm. khi tần số âm f = 1000 Hz, hệ số hút âm k = 0,40 – 0,55. Để tăng hệ số hút âm có thể xẻ rãnh, đục lỗ tấm sợi gỗ.

Ứng dụng:

Dùng làm tường cách nhiệt, trần, sàn, tường ngăn trong các công trình công nghiệp, dùng cho các bộ phận cách âm của phòng hòa nhạc, phòng phát thanh, rạp hát,…

Dùng sản xuất bao bì, đồ gỗ và cho trang trí.

Một phần của tài liệu vật liệu cách nhiệt chịu lửa, vật liệu cách nhiệt lạnh, cách ẩm (Trang 35 - 37)