Các ngân hàng thương mại Việt Nam mặt dù có mạng lưới rộng khắp trong
nước nhưng xét về mạng lưới toàn cầu thì hầu như không có (VCB, Sacombank có
văn phòng đại diện tại Mỹ, BIDV dự định mở liên doanh tại Cộng Hòa Séc). Chính vì vậy, khả năng tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ của các ngân hàng thương mai Việt Nam so với các ngân hàng đa quốc gia chắc chắn là có khác biệt lớn.
Với mạng lưới toàn cầu, các ngân hàng nước ngoài có phạm vi hoạt động đa quốc gia có thể mang lại các tiện ích cực kỳ hiệu quả, an toàn cho các khách hàng
của mình khi các khách hàng này có các giao dịch hoặc mở rộng hoạt động của
mình ra các quốc gia khác ngoài nước sở tại. Trong các trường hợp này, các khách
hàng không có chọn lựa nào khác là phải dùng các dịch vụ ngân hàng để tối ưu hoá, giảm thiểu rủi ro cho các giao dịch giữa các quốc gia, đây chính là nguồn thu phí ổn
định và dồi dào cho các ngân hàng nước ngoài có mạng lưới trên nhiều quốc gia
trên thế giới. Mạng lưới rộng toàn cầu cũng giúp cho các ngân hàng này có thể cung cấp các dịch vụ đồng nhất với mức phí cạnh tranh cho các tập toàn lớn thông qua bài toán lợi ích tổng thể với khách hàng và vì vậy cũng sẽ là rào cản đối với các
ngân hàng Việt Nam khi các NHTM Việt Nam có ý định tiếp cận khách hàng của
họ.
Không có mạng lưới toàn cầu của các ngân hàng thương mại Việt Nam là một hạn chếđòi hỏi sự khắc phục diễn ra lâu dài và tốn kém vì các ngân hàng Việt Nam
hiện mới đang chập chững trong công tác này. Ngoài ra, sự phát triển manh múng,
nhỏ lẻ của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ rất khó khăn cho việc hình thành các tập đoàn ngân hàng tài chính hùng mạnh đủ sức phát triển mạng lưới và tồn tại ở các quốc gia khác ngoài Việt Nam.