CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.3.7. Năng suất thực tế
Qua kết quả trình bày Bảng 3.3 cho thấy giữa các nghiệm thức có khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% về năng suất thực tế, năng suất dao động trong khoảng từ 6,22 – 7,2 tấn/ha. Trong đó năng suất thực tế ở nghiệm thức sạ 120 kg/ha là cao nhất (7,2 tấn/ha), còn ở nghiệm thức sạ 80 kg/ha có năng suất thực tế là thấp nhất (6,22 tấn/ha). Qua kết quả cho thấy, việc gia tăng mật độ sạ làm tăng số bông/m2 và làm giảm tỷ lệ hạt chắc, giảm trọng lượng hạt nên đã làm giảm năng suất thực tế khi sạ ở mật độ cao ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha. Tuy nhiên, sự hợp lý của các thành phần
33
năng suất ở nghiệm thức sạ 120 kg/ha đã làm cho năng suất thực tế cao tương đương với sạ ở mật độ 200 kg/ha. Điều này phù hợp với các nghiên cứu về ảnh hưởng mật độ sạ đến năng suất lúa của Nguyễn Văn Luật và ctv., (1998 và 1999).
Năng suất là chỉ tiêu tổng hợp của tất cả các yếu tố cấu thành năng suất. Trên thực tế, các yếu tố cấu thành năng suất có quan hệ rất chặt chẽ với nhau, muốn tăng năng suất lúa không chỉ tác động riêng rẽ từng yếu tố mà phải tác động tổng hợp. Năng suất thực tế (tấn/ha) là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá tác động của các biện pháp kỹ thuật đến năng suất lúa (Bùi Thị Nga, 2011).
Năng suất thực tế là yếu tố cuối cùng để phân loại và đánh giá giống có năng suất cao hay thấp. Năng suất lúa được quy định bởi bốn thành phần năng suất, liên quan chặt chẽ với nhau, nếu một trong bốn thành phần này dao động quá mức sẽ ảnh hưởng đến các phần còn lại và làm cho năng suất thực tế tăng hoặc giảm (Nguyễn Văn Hoan, 1995).
Trong thực tế, năng suất thực tế thấp hơn nhiều so với năng suất lý thuyết do hạn chế về mặt sinh học, như sự thích nghi của giống với điều kiện đất, nước, dinh dưỡng, sâu bệnh, cỏ dại. Trong đó, kiến thức và tập quán canh tác của nông dân là hết sức quan trọng, chi phí và lợi nhuận cũng là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc đầu tư và do đó làm ảnh hưởng đến năng suất lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Như thế, nếu áp dụng biện pháp kỹ thuật giảm mật độ sạ và sạ ở 120 kg/ha thì sẽ cho năng suất thực tế cao hơn so với sạ ở mật độ 200 kg/ha (tăng 5,56%) và đồng thời giảm được một lượng giống đáng kể.