CHƢƠNG 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.6. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT
1.6.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ có tác dụng quyết định đến tốc độ sinh trưởng của cây lúa nhanh hay chậm, tốt hay xấu. Trong phạm vi giới hạn (20-30oC), nhiệt độ càng tăng cây lúa phát triển càng mạnh. Nhiệt độ trên 40oC hoặc dưới 17oC cây lúa tăng trưởng chậm lại. Dưới 13oC cây lúa ngừng sinh trưởng, nếu kéo dài quá một tuần cây lúa sẽ chết (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Nhiệt độ cao tăng vận tốc ra lá và sinh nhiều mầm chồi hơn. Nhiệt độ cao sẽ rút ngắn giai đoạn vào chắc, thời tiết có mây thường xuyên gây hại cho sự chắc hạt. Nhiệt độ cao hơn 35oC khi trổ gié hoa có thể làm phần trăm bất thụ cao (Đinh Thế Lộc, 2006).
1.6.2. Ánh sáng
Ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển và phát dục của cây lúa trên phương diện cường độ ánh sáng và độ dài chiếu sáng trong ngày (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến sự quang
15
hợp của cây lúa thể hiện chủ yếu bằng năng lượng ánh sáng mặt trời chiếu tới ruộng lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Bức xạ mặt trời có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất hạt ở giai đoạn sinh dục, ảnh hưởng kế tiếp giai đoạn chín và ảnh hưởng cực nhỏ giai đoạn dinh dưỡng (Yoshida, 1981).
1.6.3. Lƣợng mƣa
Trong điều kiện thủy lợi chưa hoàn chỉnh thì lượng mưa là một trong những yếu tố khí hậu có tính chất quyết định đến việc hình thành các vùng trồng lúa và các vụ lúa trong năm. Trong mùa mưa lượng mưa cần thiết cho cây lúa trung bình khoảng 6 – 7 mm/ngày và 8 – 9 mm/ngày trong mùa khô nếu không có nguồn nước khác bổ sung (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.6.4. Nƣớc
Cây lúa thiếu nước ở bất kỳ giai đoạn nào cũng gây giảm năng suất. Do đó, để có thể gieo trồng một năm hai, ba vụ lúa người ta đã xây dựng các công trình thủy lợi để chủ động nước tưới hiệu quả cho cây lúa (Yoshida, 1981).
Trong thời kỳ phát triển bông hạt nhất là khi làm đòng cho đến khi phơi màu cây lúa thoát hơi nước mạnh nhất cho nên giai đoạn này cây lúa cần nhiều nước. Trong thời kỳ đẻ nhánh nếu thiếu nước thì số bông giảm bớt nhưng sau đó nếu nước đầy đủ thì hạt chắc sẽ tăng lên nên tác hại cũng ít. Sau khi phân hóa đòng nếu thiếu nước trong thời kỳ phân chia giảm nhiễm và khi trổ sẽ có tác hại rất lớn, sau đó đến thời kỳ chín sữa. Khi lúa chín thiếu nước tác hại cũng giảm nhẹ, sau khi lúa chín không cần giữ nước lâu trong ruộng, nhưng nếu tháo nước quá sớm, cây bị hạn sẽ chín sớm, không thuận lợi cho việc tích lũy tinh bột và protein, hạt lép nhiều và có thể bị bệnh đạo ôn, nhưng nếu tháo nước muộn thì thời gian chín sẽ kéo dài, hạt xanh nhiều tỷ lệ chất khô kém (Đinh Thế Lộc, 2006).
1.6.5. Gió
Ở giai đoạn làm đòng và trổ, gió mạnh ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành và phát triển của đòng lúa, sự trổ bông, thụ phấn, thụ tinh và sự tích lũy chất khô trong hạt bị trở ngại làm tăng tỷ lệ hạt lép, hạt lửng. Gió nhẹ giúp quá trình trao đổi không khí trong quần thể ruộng lúa tốt hơn, tạo điều kiện cho quá trình quang
16
hợp và hô hấp của ruộng lúa góp phần tăng năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.6.6. Ảnh hƣởng của đất
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), đất trồng lúa cần giàu dinh dưỡng, nhiều hữu cơ, tơi xốp, khả năng giữ nước, giữ phân tốt, tầng canh tác dày để bộ rễ ăn sâu, bám chặt vào đất và huy động chất dinh dưỡng nuôi cây. Loại đất thịt hay đất thịt pha sét, ít chua hoặc trung tính (pH từ 5,5-7,5) là thích hợp đối với cây lúa, đất ruộng cần bằng phẳng và cần chủ động được nước để lúa đạt được năng suất cao.
1.6.7. Ảnh hƣởng của sâu bệnh
Lượng phân bón không cân đối và không đúng yêu cầu sinh trưởng của cây lúa. Sự hiểu biết về sâu bệnh và biện pháp phòng trừ của nông dân bị giới hạn. Đó là điều kiện tốt cho sâu bệnh bộc phát, lưu tồn và phát triển gia tăng thiệt hại cho ruộng lúa, làm giảm năng suất và có khi mất trắng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Ở Việt Nam theo ước tính hàng năm sâu bệnh làm giảm khoảng 20% năng suất, côn trùng gây hại trong suốt thời gian sinh trưởng của cây lúa. Chúng phá hoại tất cả các bộ phận của cây lúa cả trên và dưới mặt đất. Côn trùng phá hoại không những ảnh hưởng đến năng suất mà còn ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống.
17