Vị trí ngành y tế trong đời sống xã hội

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển mạng lưới y tế nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (Trang 29 - 34)

y tế nông thôn:

2.1.1 Vị trí ngành y tế trong đời sống xã hội

Trong tất cả các lĩnh vực và mọi mặt cuộc sống, con người luôn đóng vai trò trung tâm và quyết định tới tất cả. Vì vậy, con người là yếu tố quan trọng nhất, chi phối tới tất cả các mặt đời sống như kinh tế, chính trị, xã hội… nếu con người phát triển khỏe mạnh, được chăm sóc đầy đủ sẽ dẫn đến sự phát triển hoàn thiện không chỉ về thể chất mà còn cả tinh thần và trí tuệ… Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức

khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ.

Trong thời gian qua Việt Nam đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc nâng cao sức khỏe nhân dân, nhiểu chỉ số sức khỏe cơ bản của Việt Nam tương đương các nước có thu nhập cao hơn. Hệ thống y tế từng bước được tăng cường và phát triển, đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để người dân có cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế. Hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được đảm bảo tốt hơn; công tác giám sát dịch bệnh dược thực hiện thường xuyên, chặt chẽ hơn, đã chuẩn đoán sớm, và điều trị kịp thời ngay cả khi bệnh mới xuất hiện góp phần thiết thực làm giảm tỉ lệ mắc bệnh, tỉ lệ chết của nhiều bệnh dịch nguy hiểm, đặc biệt tỉ lệ chết sơ sinh, chết trẻ em dưới 1 tuổi và chết mẹ đã sự giảm bớt.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỉ lệ chết khá cao so với các nước trong cùng khu vực. Tỉ lệ trẻ em chết dưới 1 tuổi là 16%, cao thứ 4 sau các nước là Indonesia, Philippin và Thailand. Tỉ lệ chết thô của Việt Nam là 5,9%, đứng thứ 3 sau Thailand và Indonesia. Như vậy có thể thấy tình hình về chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam vẫn còn yếu kém hơn so với các nước trong khi vực.

Bảng 2.1 : tình hình tử vong các nước trong khu vực

Nước Tỉ lệ chết<1 tuổi (IRR%) Tỉ lệ chết thô(CDR%)

Brunei 9,0 2,8 Indonesia 36,0 7,2 Malaysia 6,2 4,5 Philippin 25,0 5,6 singapore 3,0 4,3 Thailand 17,0 7,9 Việt nam 16,0 5,9

Nguồn: thống kê y tế năm 2007

Đặc biệt, tuổi thọ bình quân khỏe mạnh của Việt Nam chỉ đạt 60,2 tuổi, xếp thứ 116/174 nước trên thế giới. Như vậy, trung bình, mỗi người dân có tới 12 năm ốm đau so với 72,2 tuổi thọ bình quân.

Mặc dù đạt được những thành tựu cơ bản, có những thành tựu đã được quốc tế công nhận, nhưng hiện nay chúng ta vẫn đang tiếp tục đối mặt với tình hình bệnh tật ngày càng diễn biến phức tạp, nhiều dịch bệnh mới phát sinh, nguy hiểm cùng với vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề vệ sinh an toàn thực phầm và sự gia tăng dân số.

Thách thức mà hệ thống y tế đối mặt là cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp, có chi phí thấp nhất nhưng hiệu quả đạt được phải cao nhất. Nhìn chung, công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Nhưng tình trạng chăm sóc sức khỏe và tình hình sử dụng dịch vụ bảo hiểm y tế ở vùng nông thôn, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn rất thấp so với thành thị; hiện nay phụ nữ và trẻ em chưa tiếp cận được nhiều với dịch vụ y tế có chất lượng đúng theo yêu cầu. Mặt khác, sự chuyển đổi về kinh tế có ảnh hưởng rất lớn tới khỏ năng của người nghèo trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng; suy dinh dưỡng trẻ em ở nhóm người nghèo vẫn là thách thức; thêm vào đó là những vấn đề đang nổi lên như hút thuốc lá, nhiều rượu bia, tai nạn thương tích,HIV/AIDS và những lối sống không lành mạnh ở một bộ phận dân cư không nhỏ ở nông thôn.

Năm 2007, "tỷ suất chết thô" (số người chết tính trên 1.000 dân trong năm) của toàn quốc là 5,4 phần nghìn - vào loại thấp so với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở Tây Bắc, tỷ lệ này cao gấp 1,5 lần Đông Nam Bộ. Đặc biệt là tỷ lệ chết ở trẻ sơ sinh rất khác nhau giữa các vùng. Nếu tỷ lệ này ở Đông Nam Bộ là 10

phần nghìn thì ở Tây Bắc cao gần gấp 3 lần, tới 29 phần nghìn. Tuổi thọ trung bình ở nước ta không ngừng được nâng cao, hiện đã đạt khoảng 71 tuổi.

Bảng 2.2: tình hình tử vong theo vùng

vùng Tỉ lệ chết<1 tuổi (IRR%) Tỉ lệ chết thô(CDR%)

Tây Bắc 29,0 6,0 Đông Bắc 22,0 6,1 ĐB Bắc Bộ 10,0 6,0 Bắc Trung Bộ 20,0 6,3 DH Miền Trung 17,0 5,8 Tây Nguyên 27,0 4,5 Đông Nam Bộ 10,0 4,3

DB Sông Cửu Long 11,0 4,7

Toàn quốc 16,0 5,3

Nguồn: thống kê y tế năm 2007

Khó khăn lớn đối với ngành y tế hiện nay là thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe trong hoàn cảnh nền kinh tế nước ta phát triển theo cơ chế thị trường có sự điều hành của nhà nước; sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng là điều khó tránh khỏi. Thực tế cho thấy, nhóm người nghèo chủ yếu sống ở cùng nông thôn và những người dân sống ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn ít có cơ hội được tiếp cận và hưởng thụ những dịch vụ y tế có chất lượng cao. Sức khỏe có mối liên hệ khăng khít với đói nghèo, vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả; cải thiện tình trạng sức khỏe cho người dân, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ góp phần đáng kể cho việc xóa đói giảm nghèo. Cần phái có dịch vụ chất lượng và thích hợp hơn cho vùng nông thôn; quản lí giám sát các dịch vụ y tế cần được cải thiện; các trở ngại về

kinh tế đối với cá khả năng tiếp cận cũng phải được giải quyết bằng cách hỗ trợ cho các cơ chế đổi mới cung cấp tài chính, đầu tư, hỗ trợ điều tiết nhu cầu đối với dịch vụ và bảo đảm có sự tham gia nhiều hơn của cộng đồng.

Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến hiệu quả sử dụng dịch vụ y tế được nhìn nhận trên hai nhóm chính: nhóm những yếu tố phụ thuộc vào phía người sử dụng dịch vụ (người dân) và nhóm những yếu tố phụ thuộc vào phía cung cấp dịch vụ( các cơ sở y tế). Một trong các yếu tố về phía cung cấp dịch vụ có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng dịch vụ y tế của người dân đã được chỉ ra qua một số nghiên cứu. Đó là chất lượng dịch vụ của y tế cơ sở. Chất lượng dịch vụ y tế cơ sở được đánh giá một cách toàn diện bởi nhiều yếu tố về đầu tư (cơ sở, trang thiết bị, nhân lực, thuốc, kinh phí…); yếu tố về quá trình hoạt động (thái độ phục vụ, thời gian chờ đợi, tình trạng sạch sẽ và không quá đông đúc của cơ sở y tế…); yếu tố kết quả (tình trạng mắc bệnh, sự thay đổi hành vi, sự hài lòng của bệnh nhân…) Như vậy, để người dân có cơ hội tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế cung ứng tại các cơ sở này nhất thiết phải được nâng cao.

Như vậy, để đảm bảo cho quan điểm, đường lối, chính sách của nhà nước thực sự đi vào cuộc sống thì nhất thiết phải nhất quán tập trung đầu tư phát triển y tế nông thôn. Đề án này nhằm cụ thể hóa các nội dung phát triển y tế nông thôn cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo nhân lực cũng như hoàn thiện mô hình, cơ chế quản lí, chế độ chính sách đối với các cán bộ làm việc tại các cơ sở y tế ở tuyến huyện, xã để đảm bảo đủ năng lực cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân nhằm góp phần thực hiện thành công các mục tiêu và nội dung của Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển mạng lưới y tế nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w