y tế nông thôn:
2.3. Đánh giá tình hình đầu tư phát triển y tế bằng nguồn vốn NSNN
2.3.1 Kết quả, hiệu quả đầu tư:
Vốn đầu tư có thể thấy nguồn vốn NSNN đã ngày càng tăng chi cho các tuyến y tế cơ sở. Các mạng lưới y tế cơ sở ngày càng được mở rộng và nâng cấp, phục vụ cho nhu cầu của nhân dân. Ðến nay mạng lưới y tế cơ sở đã được xây dựng rộng khắp, từ Trung ương đến các tỉnh, huyện, xã; từ đồng bằng trung du, các vùng xa xôi hẻo lánh đến biên giới hải đảo với 100% số xã và 90% số thôn, bản có cán bộ y tế hoạt động, hơn 70% số xã thực hiện khám chữa bệnh ban đầu cho người có thẻ bảo hiểm y tế. Nhờ đó, nước ta đã thực hiện được nhiều mục tiêu của Tổ chức Y tế thế giới đề ra. Ði liền với mở rộng cơ sở vật chất là chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh không ngừng được nâng cao. Các bệnh viện đều được trang bị các loại máy móc dùng trong chẩn đoán và điều trị hiện đại, các công nghệ mũi nhọn của y học thế giới đang từng bước được ứng dụng ở nước ta như ghép tạng, mổ nội soi, mổ tim, mổ tách trẻ song sinh, thụ tinh nhân tạo... Mạng lưới y tế cơ sở đạt nhiều thành tựu quan trọng. 80% số thôn bản có nhân viên y tế hoạt động, 100% số xã có trạm y tế ; trong đó gần 2/3 xã đạt chuẩn quốc gia. Chi đầu tư phát triển thực hiện tháng 7 ước đạt 8.190 tỷ đồng. Luỹ kế chi 7 tháng đạt 61.675 tỷ đồng, bằng 54,7% dự toán, tăng 10,5% so cùng kỳ năm 2008; riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) ước đạt 53,7% dự toán, tăng 10% so với
cùng kỳ 2008. Đối với vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ, vốn giải ngân đến hết tháng 7/2009 ước đạt 10.300 tỷ đồng, bằng 29% kế hoạch năm 2009, trong đó: các dự án giao thông, thuỷ lợi giải ngân ước đạt 27,5% kế hoạch, các dự án y tế giải ngân ước đạt 25,0% kế hoạch, các dự án giáo dục giải ngân ước đạt 43,0% kế hoạch. Có 11.663 cơ sở khám chữa bệnh đã có hợp đồng KCB có BHYT (trong đó bao gồm 9.446 trạm y tế tuyến xã và 227 cơ sở y tế tư nhân). Tuyến quận huyện: Tổ chức và phối hợp với các chương trình y tế, chuyên khoa đầu ngành tập huấn 1211 lớp về cấp cứu điều trị, chống nhiễm khuẩn, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe sinh sản, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống tai nạn thương tích, sức khỏe tâm thần, sử dụng thuốc hợp lý an toàn, nâng cao năng lực quản lý, lập kế hoạch, báo cáo, thống kê, y tế thôn…. cho 110.288 cán bộ quản lý, y bác sĩ, cộng tác viên, đại diện ban ngành đoàn thể …. Phối hợp với các đơn vị, phòng ban xây dựng kế hoạch và cử cán bộ đi học nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về y học gia đình ( 27 cán bộ)
Về hỗ trợ trang thiết bị: Từ năm 2001 – 2003 mạng lưới y tế cơ sở được tiếp tục đầu tư hỗ trợ trang thiết bị y tế cho các trạm y tế xã, phường bằng nhiều nguồn kinh phí bao gồm: Chương trình Nâng cao chất lượng y tế cơ sở của Sở Y tế: hỗ trợ nhiều chủng loại trang thiết bị cho hệ thống y tế cơ sở: máy điện tim xét nghiệm nước tiểu, máy dopler tim thai, kính hiển vi, điện tim, máy xông khí dung, máy ly tâm, bộ khám ngũ quan, bộ tiểu phẫu, bảng thị lực, kìm nhổ răng, bàn tiêm xe đẩy, đèn clar, đèn gù, tủ thuốc, tủ sách, sách, máy bơm nước …. cho 100% lượt TYT xã, 98 trạm y tế phường, 10 Phòng khám đa khoa khu vực, 5 đội BVSKBMTE/KHHGĐ với tổng kinh phí 1 tỷ đồng. Trung tâm y tế quận, huyện: đầu tư 44.803,6 triệu đồng mua máy Xquang, điện tim, siêu âm, xét nghiệm sinh hóa, huyết học, ly tâm, máy ghế răng, máy nội soi, kính hiển vi, xe
tiêm, giường inox, máy sấy, hấp … cho các bệnh viện huyện, phòng khám đa khoa khu vực , nhà hộ sinh và các trạm y tế xã.
Tính đến 30/6/2008, toàn quốc đã có 98,4% số xã, phường có trạm y tế xã, 66,5% số xã, phường có bác sĩ công tác. Với điều kiện công tác ở gần dân, có thể tiếp xúc trực tiếp với người dân, cán bộ y tế cơ sở có vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, do nguồn lực đầu tư cho y tế còn hạn chế, nên cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của các cơ sở y tế tuyến xã, huyện, nhất là vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa còn ở mức khiêm tốn. Cán bộ y tế vẫn phải đối mặt với nhiều thiếu thốn, khó khăn. Nhưng với lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao, nhiều cán bộ y tế cơ sở đã không quản khó khăn, vất vả để hoàn thành nhiệm vụ.
Theo đó, xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch phát triển hệ thống y tế theo hướng phát triển và hoàn thiện hệ thống y tế dự phòng; mở rộng và triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và nâng cao sức khỏe; củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ; xây dựng và nâng cấp các bệnh viện để có đủ khả năng giải quyết một cách cơ bản nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân ngay tại địa phương. Bên cạnh đó, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, tiếp cận và ứng dụng những thành tựu về khoa học và công nghệ hiện đại, từng bước đưa nền y học nước ta đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới. Ðổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính y tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các nguồn tài chính công (bao gồm ngân sách Nhà nước, bảo hiểm y tế), giảm dần hình thức thanh toán viện phí trực tiếp từ người bệnh. Kiện toàn đội ngũ cán bộ y tế cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Sắp xếp lại mạng lưới, mở rộng và nâng cấp các cơ sở đào tạo, đáp ứng nhu cầu về cán bộ y tế phù hợp quy hoạch phát triển ngành.
2.3.2 Hiệu quả kinh tế- xã hội
Cả nước hiện có 13.439 cơ sở khám chữa bệnh công, 75 khu điều dưỡng, trên 1.000 phòng khám đa khoa và hộ sinh khu vực. Chỉ số giường bệnh tính trên 1 vạn dân năm 1954 là 1,2 giường cho 10 vạn dân thì nay là 19,3 giường (nếu tính cả trạm y tế xã là 27 giường). Hệ thống y tế tư nhân có gần 20.000 cơ sở, trên 14.000 cơ sở hành nghề dược, 7.015 cơ sở hành nghề y dược cổ truyền.
Mặc dù nguồn vốn đầu tư cho tuyến huyện còn thấp so với nhu cầu tối thiểu; nhưng bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ; nhiều bệnh viện huyện được đầu tư cải tạo, nâng cấp; trang thiết bị được đầu tư theo danh mục do Bộ y tế quy định phù hợp với quy mô; năng lực của các cán bộ được nâng cao đáp ứng việc đưa dịch vụ y tế có chất lượng về gần nhân dân và giải quyết được những kĩ thuật cơ bản theo phân tuyến, quá tải do các bệnh viện tuyến trên bước đầu đã được cải thiện. Số giường bệnh trên 1 vạn dân: 27,5 giường. Hệ thống y tế cơ sở tiếp tục được củng có và phát triển: 100% số xã đã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi; 81,9% số thôn bản có cán bộ y tế, khoảng 10% số xã đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng và hiệu quả hoạt động của trạm y tế xã ngày càng được nâng cao. Việc thực hiện khám chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế và người nghèo tại xã, các chương trình y tế tại xộng đồng có hiệu quả đã góp phần đưa dịch vụ y tế về gần nhân dân hơn. Tuổi thọ trung bình tăng từ 65 tuổi năm 1998 lên 72,8 tuổi năm 2009. 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em được đẩy lùi, trong đó nước ta chủ động sản xuất nhiều loại vaccine mà trước kia đều phải nhập.
Bên cạnh đó, các chỉ tiêu giảm tỷ lệ sinh xuống còn 0,2 ‰, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ước thực hiện 18,9 %, 27 giường bệnh/ 1 vạn dân và tỷ lệ chất thải rắn y tế được xử lý đạt 75%. Trong 15 chỉ tiêu sức khỏe và dịch vụ Y tế được Chính phủ giao cho ngành trong năm 2009, Bộ Y tế đã chỉ đạo
thực hiện quyết liệt để đạt và vượt kế hoạch tất cả các chỉ tiêu được giao này: chỉ tiêu về tuổi thọ trung bình của người dân tăng lên 72,8 tuổi, tỷ lệ 7 bác sỹ/ 10.000 dân, 95,7% số xã có bác sỹ,…
Cơ sở vật chất của các trung tâm y tế, bệnh viện huyện, trạm y tế xã được xây dựng, cải tạo, nâng cấp; trang thiết bị được đầu tư phù hợp với năng lực sản xuất chuyên môn các bộ và nhu cầu sử dụng. Nhân viên y tế thôn bản được đào tạo và cung cấp các dụng cụ để hoạt động; người dân ở nông thôn có điều kiện tiếp cận các dịch vụ kĩ thuật y tế có chất lượng ngay tại cơ sở. Nhờ làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, các loại dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; đã khống chế thành công dịch SARS, cúm A (H5N1), cúm A (H1N1). Các chỉ tiêu về sức khỏe của nhân dân được nâng lên rõ rệt và tốt hơn nhiều so với các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Nước ta đứng vào hàng các nước có thành tựu nổi bật về y tế so với tổng thu nhập quốc dân; chỉ số phát triển con người của Việt Nam không ngừng tăng lên. Tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam đạt 72,8 tuổi. Năm 2009, ngành y tế lần đầu hoàn thành xuất sắc 4/4 chỉ tiêu Quốc hội giao và 15/15 chỉ tiêu của ngành. Một số chỉ tiêu thiên niên kỷ, đạt và vượt trước thời hạn từ hai đến năm năm.
Hệ thống y tế dự phòng từ trung ương đến địa phương được củng cố về tổ chức cũng như nâng cấp trạm y tế, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Các bệnh dịch trong thời gian qua diễn diến hết sức nguy hiểm, nhưng Ngành y tế đã chủ động triể khai công tác phòng chống dịch; phối hợp với các chính quyền địa phương và đoàn thể trong công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục nhân dân đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh, phong trào xây dựng làng văn hóa sức khỏe; triển khai hiệu quả công tác giám sát dịch. Kết quả là nhiều bệnh dịch nguy hiểm đã được dập tắt, hạn chế các bệnh trong nhân dân.
Hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu có chất lượng và khám, chữa bệnh cơ bản; phát hiện sớm, giải quyết được các bệnh tật; hạn chế chuyển tuyến điều trị, làm giảm quá tải ở các cơ sở y tế tuyến trên, tránh lãng phí cho xã hội. Sau khi được cải tạo, nâng cấp các cơ sở y tế ở vùng nông thôn sẽ có điều kiện triển khai tốt hoạt động khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế, sẽ đảm bảo được một phần kinh phí duy trì các hoạt động và chi phí cho duy tu, bảo dưỡng.
Góp phần thực hiện tốt các chỉ tiêu y tế, giảm tỉ lệ mắc bệnh, nâng cao tuổi thọ và phát triển giống nòi. Thực hiện tốt chiến lược bảo vệ, chăm sóc và nâng cấp sức khỏe nhân dân trong tình hình mới..
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân:
2.3.2.1 Những tồn tại
Việc đào tạo và đào tạo liên tục cho các bộ y tế xã mặc dù đã có nhiều cố gắng, các địa phương đã chú trọng đến việc đào tạo và phân bổ các bộ về làm việc tại các xã theo các chức danh chuyên môn để đáp ứng như cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân; tuy nhiên do điều kiện kinh tế, cơ chế chính sách nên nhiều cán bộ không được đào tạo liên tục để bổ sung kiến thức. Do đó, việc đầu tư cho đào tạo liên tục để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế làm việc tại các trạm y tế xã là cần thiết
Tuy nhiên, mức chi NSNN cho y tế nước ta thấp hơn nhiều so với Malaysia, Thái Lan, Singapore.Tổ chức Y tế thế giới đã xếp Việt Nam đứng thứ 187/191 nước thành viên khi xét về "tỷ trọng chi cho y tế từ nguồn tài chính công". Định mức phân bổ NS chi thường xuyên theo đầu dân kết hợp với hệ số vùng còn rất thấp dẫn đến kinh phí cấp theo giường bệnh thấp. Có nơi NSNN cấp hàng năm
cho 1 giường bệnh tuyến tỉnh chỉ đạt 16-17 triệu đồng/giường/năm trong khi để duy trì hoạt động tối thiểu phục vụ cho một giường bệnh là 20-25 triệu đồng/giường/năm. Nhiều bệnh viện hiện nay chỉ có đủ kinh phí chi trả tiền lương và phụ cấp lương cho cán bộ bệnh viện, không còn kinh phí để chi hoạt động và mua thuốc, vật tư. Bên cạnh đó, mức thu viện phí thấp và chưa đủ chi phí nên dẫn đến tình trạng nợ tiền thuốc, tiền trực, tiền công tác phí.
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhân dân, mạng lưới y tế cơ sở hiện nay vẫn còn nhiều mặt yếu. Trong điều kiện đất nước còn nghèo, ngân sách y tế hạn hẹp, thiếu thốn cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí hoạt động luôn là khó khăn lớn. Hiện vẫn còn gần 200 xã chưa có TYT; 3.600 xã chỉ mới làm được nhà tạm. Một số nơi đã đầu tư xây dựng kiên cố, song luôn bị thiên tai, bão lũ xâm hại. (Riêng bão số 9 vừa qua đổ bộ vào miền trung đã gây thiệt hại hơn 500 TYT xã/20% tổng số; có những nơi bị sụp đổ hoàn toàn). Trang, thiết bị đại bộ phận còn rất thô sơ. Kinh phí hoạt động eo hẹp. Những yếu kém, thiếu thốn ấy càng trầm trọng thêm khi chính đội ngũ cán bộ y tế cơ sở cũng vừa thiếu vừa yếu. Nói thành tích 2/3 số xã có bác sĩ, cũng là thừa nhận thực trạng 1/3 hay trên 3.000 xã chưa có bác sĩ. Chưa kể sự không ít bác sĩ bỏ nhiệm sở khó khăn chuyển đến những nơi làm việc có thu nhập cao và thuận lợi hơn. Tính theo "chuẩn" của Thông tư Liên bộ Y tế-Nội vụ (Thông tư 08/2007/TTLB/BYT-BNV), hiện trạng nhân lực y tế công lập tuyến cơ sở vẫn còn thiếu 30%; một số vùng thiếu nghiêm trọng như: Đông Nam Bộ thiếu 50%; Đồng bằng sông Cửu Long thiếu 47%; Duyên hải Nam Trung Bộ thiếu 43%; Tây Nguyên thiếu 32% . Không chỉ thiếu về số lượng, yếu tố chất lượng cũng chưa đáp ứng yêu cầu. Theo một điều tra chuyên môn, 4/5 số bác sĩ tuyến xã có những vấn đề chuyên môn cần được bổ túc cập nhật. Tập huấn cán bộ y tế xã mới thực hiện được 70%.; tập huấn cán bộ y tế thôn bản mới thực hiện được 50%. Một số nơi được cấp trang, thiết bị mới,
hiện đại, song trình độ người sử dụng chưa đáp ứng yêu cầu, không phát huy được hiệu quả của trang, thiết bị, thậm chí để xuống cấp, hư hỏng. Khâu đào tạo năng lực quản lý, điều hành hầu như bị bỏ trống. Số đông cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý ít được trang bị tri thức và các kỹ năng quản lý để tổ chức, phát huy các nguồn lực sẵn có và có thể có
Thực tế hiện nay, chế độ phụ cấp thường trực dành cho cán bộ y tế tuyến xã rất thấp (10.000 đồng/người/phiên trực), ngoài ra không có các khoản thu nhập thêm nào khác. Trong khi đó, các bác sĩ đang công tác tại các trung tâm y tế cấp huyện, thành phố trở lên có phụ cấp trực cao hơn, lại có thêm thu nhập ngoài lương, phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp khác… Tiền hỗ trợ cho 1 chương trình y tế kiêm nhiệm thêm chẳng đáng là bao, chỉ từ 50.000 - 100.000 đồng/1 người/tháng/ tùy chương trình. Thậm chí có những chương trình không hề có thù