KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học lịch sử (Trang 42 - 46)

Kết luận

Bộ môn lịch sử nói chung và lịch sử địa phương nói riêng đã được xác định từ lí luận cũng như thực tiễn vai trò, ý nghĩa của nó trong giáo dục thế hệ trẻ. Nhân dân ta đã có nhiều kinh nghiệm, quý giá trong việc giáo dục truyền thống dân tộc. Qua thực tế soạn giảng cũng như công tác giảng dạy mới thấy được tầm quan trong của môn lịch sử địa phương, càng ngày càng khẳng định lịch sử không phải là môn học phụ chỉ mang tính chất học cho biết mà cần phải nắm vững học lịch sử phải vừa biết vừa hiểu và vận dụng những kiến thức mà mình đã tiếp thu vào trong thực tiễn và giải thích các sự kiện hiện tượng lịch sử cho thế hệ sau hiểu rõ.

Do vậy, trong những năm gần đây việc giáo dục lịch sử, cụ thể lịch sử địa phương đã có nhiều tiến bộ, điều đó được thể hiện trong nhận thức của học sinh qua các kỳ thi.

Tuy nhiên kết quả giáo dục lịch sử cũng còn nhiều hạn chế, nhiều vấn đề cần đề cập đến. Điều này phụ thuộc nhiều vào điều kiện khách quan, chủ quan như những tác

chỉ đạo bộ môn,… Trong đó nổi lên là vấn đề đổi mới phương pháp trong dạy học lịch sử.

Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử đòi hỏi phải tiến hành trên nhiều cơ sở khoa học, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm và cải tiến cho phù hợp với yêu cầu, nội dung dạy học hiện nay.

Với trách nhiệm của một người giáo viên lịch sử , thiết nghĩ mỗi giáo viên lịch sử hãy làm cho mình và hiểu rõ sâu sắc về chức năng, nhiệm vụ, nội dung, đặc trưng của lao động giảng dạy lịch sử. Trong thời đại hiện nay đòi hỏi người giáo viên lịch sử cần có chuyên môn sâu hơn, tinh tế hơn, sâu sắc hơn.

Quan trọng hơn, môn lịch sử có nhiều người lại quan điểm là môn học phụ, không quan trọng nên khó khăn nay càng khó khăn hơn. Vì vậy người giáo viên lịch sử cần nắm vững vai trò, vị trí giáo dục nói chung và giáo dục lịch sử nói riêng, nắm vững phương pháp dạy học. Có thế giới quan, nhân sinh quan, nhân cách, phương pháp luận đều rất quan trọng với hiệu quả lao động của người giáo viên.

Giảng lịch sử là giảng về quá khứ xã hội loài người, quá khứ dân tộc, quá khứ đó lại có liên quan mật thiết với hiện tại và tương lai. Trong bài giảng, bài học lịch sử tình cảm và tư duy của giáo viên và học sinh về những gì gần gũi đó là những con người thật việc thật. Vì vậy để giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, giáo viên phải là tấm gương về giáo dục, có sự thống nhất sâu sắc giữa lí trí và tình cảm đúng đắn nếu giáo viên đòi hỏi học sinh học nghiêm túc mà bản thân không nghiêm túc trong giảng dạy thì tác dụng giáo dục của giáo viên không thể có hiệu quả.

Để có hiệu quả giáo dục, giáo viên lịch sử cần biết vận dụng các biện pháp sư phạm trong đó có việc gắn liền với dạy học lịch sử với đời sống bên ngoài nhà trường. Song tri thức lịch sử phải hợp lí không máy móc, không gò bó, nhạy cảm trong nhận thức quan điểm, đường lối của Đảng và vận dụng có kết quả quan điểm, đường lối của Đảng vào hoạt động giảng dạy.

Để giảng dạy đạt hiệu quả tốt, người giáo viên cần phải có những cái riêng, giữa cái riêng, giữa các giáo viên lịch sử, cái riêng về phong cách, về sự sáng tạo trong phương pháp về cấu trúc bài giảng, về cách diễn đạt lịch sử.

Để trau dồi năng lực nghiệp vụ sư phạm, giáo viên lịch sử cần phải coi trọng vai trò của sự tích luỹ, của việc tham khảo, sự cải tiến đổi mới của việc tự kiểm tra đánh giá mình, trình độ, chuyên môn, khả năng nghiệp vụ. Và nhất là trong giai đoạn hiện nay khi vấn đề đổi mới giảng dạy nói chung và đổi mới dạy học lịch sử nói riêng nhằm phát huy tính tích cực của học sinh thì phương pháp sử dụng tài liệu và kênh hình SGK lịch sử càng đóng góp một phần rất to lớn trong việc đổi mới giảng dạy lịch sử. Bởi vì kênh hình ngoài việc cung cấp những thông tin về lịch sử, còn có tác dụng giáo dục, rèn luyện kỹ năng rất lớn đối với học sinh. Vì vậy phương pháp sử dụng tài liệu và kênh hình SGK là một nội dung quan trọng - Vì vậy đó chính là đề tài khiến tôi nghiên cứu.

Đề xuất

Sử dụng tài liệu và kênh hình trong dạy học lịch sử nói chung và lịch sử địa phương THPT ở Bù Đăng nói riêng là một công việc cần thiết và bắt buộc đối với mỗi giáo viên khi tham gia quá trình dạy học. Muốn làm tốt có hiệu quả việc này cần phải nắm vững lý luận về phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới hiện nay.

Giáo viên phải luôn xác định vị trí, ý nghĩa và vai trò của việc sử dụng tài liệu và kênh hình quan trong dạy học lịch sử địa phương nói chung và đồ dùng trực quan tạo hình nói riêng nó là chiếc cầu nối giữa quá khứ với hiện tại.

Việc sử dụng tài liệu và kênh hình không phải chỉ được tiến hành vào những giờ thao giảng, dạy minh hoạ mà nó phải được sử dụng thường xuyên liên tục. Muốn sử dụng và khai thác hết được nội dung Lịch sử được phản ánh trong tài liệu và kênh hình thì giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp sử dụng. Có sự chuẩn bị công phu về kế hoạch bài dạy, nhất là khâu tổ chức cho học sinh tìm hiểu, tiếp nhận kiến thức mới trên lớp. Muốn thiết kế được tiết dạy có hiệu quả, giáo viên phải tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học, đọc kỹ “Mục tiêu cần đạt, xác định kiến thức cơ bản,

Như vậy, khai thác tranh ảnh lịch sử là một trong những cách tiếp cận lịch sử tốt, có khả năng đưa lại hiệu quả giáo dục cao, nhưng lại không phải là một công việc đơn giản dễ thực hiện. Ở đây ngoài vấn đề nhân thức nội dung lịch sử qua tư liệu tranh ảnh lịch sử hoặc có nội dung lịch sử, còn có vấn đề rèn luyện óc quan sát và khả năng vận dụng phương pháp miêu tả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. N.A.Ê rôphiép – Lịch sử là gì? - NXB giáo dục 1981

2. Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị : phương pháp dạy học lịch sử- NXB giáo dục 1980

3. Phan Ngọc Liên – Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi- Phương pháp dạy học lịch sử tập 2 – NXB Đại học sư phạm 2002.

4. Nguyễn Thị Côi – Kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường THPT – NXB Đại học quốc gia Hà Nội – 2000

5. Trịnh Đình Tùng – Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK lịch sử THCS ( phần lịch sử thế giới ) – NXB giáo dục 2005.

6. Hội giáo dục lịch sử Việt Nam – Thuật ngữ, khái niệm lịch sử phổ thông – NXB Đại học quốc gia Hà Nội – 1998.

7. Hội giáo dục lịch sử- Tài liệu hội nghị đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập môn lịch sử ở trường THPT và THCS – Tập 1 – 1999.

8. Phan Ngọc Liên- Trịnh Đình Tùng…Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trưòng THCS, NXB giáo dục Hà Nội 1999.

9. Hội giáo dục lịch sử: Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử “ Lấy học sinh làm trung tâm “ ĐHSP - ĐHQG HN- 1996.

10. Chi cục Thống kê tỉnh Bình Phước, Tổng điều tra dân số năm 2011, tài liệu lưu hành nội bộ.

11. Phan An, Hệ thống xã hội tộc người của người S’tiêng ở Việt Nam (từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1975). Luận Án PTS KHLS, Viện khoa học xã hội tại Tp. Hồ Chí Minh, 1985.

12. Bảo tang tỉnh Bình Phước, Tổ chức truyền dạy và phục hồi lễ hội cầu mưa tại tỉnh Bình Phước, tài liệu nội bộ, 2009.

13. Lư Nhất Vũ, Nguyễn Văn Hoa, Lê Giang, Từ Nguyên Thạch, Dân ca Sông Bé, Nxb Tổng hợp Sông Bé, 1991.

14. “Mạc Đường (1991), Miền núi tỉnh Sông Bé lịch sử phát triển xã hôi và đời sống các dân tộc”, trong Địa chí tỉnh Sông Bé, Nxb Tổng hợp Sông Bé.

15. Vũ Hồng Thịnh, Bùi Lẫm, Nghệ thuật cồng chiêng của dân tộc Xtiêng tỉnh Sông Bé, Sở văn hóa thông tin Sông Bé, 1995.

16. Bùi Thiết, 54 dân tộc Việt Nam và các tên gọi khác, Nxb Thanh Niên, 1999. 17. Diệp Đình Hoa, Dân tộc Xtiêng. Nxb KHXH, Hà Nội, 1984.

18. Nam Bộ - Đất và Người, Tâp IX, Nxb ĐHQG Tp. HCM, 2013. 19.http://vhttdlbinhphuoc.gov.vn/home/.

20.http://www.bdtbinhphuoc.gov.vn/vn/Home.aspx.

http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/85/80/117055/Hoang-lanh-o-khu-bao-ton-van- hoa-dan-toc-S%E2%80%99tieng.aspx

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học lịch sử (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w