II. Sử dụng tài liệu tham khảo và sử dụng kênh hình trong dạy học bài “TRUYỀN THỐNG
3. Minh họa việc sử dụng
Hình 5 – Lễ hội cồng chiêng của các dân tộc bản địa
Ở hình này giáo viên sử dụng để giảng dạy mục II- Dựa vào hình ảnh hãy cho những nét đặc sắc trong văn hóa Cồng chiên? Để thực hiện được một cách tốt nhát giáo viên cần làm những công việc như sau:
Trước tiên, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bức tranh, đồng thời giới thiệu cho học sinh thấy những hình ảnh, chi tiết có trong ảnh, cũng như cách phân biệt “Cồng” và “Chiêng”, cũng như cách đánh và ý nghĩa.
Giáo viên tiến hành miêu tả kết hợp với phân tích khái quát để học sinh thấy được đây là bức tranh miêu tả sinh hoạt lễ hội của các dân tộc bản địa ở Bù Đăng.
Cuối cùng, giáo niên hỏi học sinh một vài câu hỏi để học sinh rút ra kết luận như:
Những hình ảnh này có ý nghĩa gì?
Tại sao cần có chính sách trong công tác bảo tồn văn hóa Cồng Chiêng?
Những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn này, cũng như định hướng trong thời gian sắp tới?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên tóm tắt và kết luận.
Hình 6 – Lễ hội đâm trâu
Trong bức ảnh này giáo viên dung để giảng dạy ở mục 3.3-Lễ hội đâm tâu mừng lúa mới diễn ra như thế nào? và được thực hiện cụ thể như sau:
Trước tiên giáo viên chi học sinh quan sát hình ảnh Lễ hội đâm trâu trong sách giáo khoa. Sau đó giáo viên giới thiệu đôi nét về lễ hội này.
Để học sinh thấy được giá trị và ý nghĩa của lễ hội mang lại, giáo viên yêu cầu học sinh đọc trong sách giáo khoa và cho biết cách thức tổ chức.
Qua bức ảnh trên, theo em lễ hội này có cần phát huy và giữ gìn không? Những ưu điểm và nhược điểm của lễ hội này ?
Lễ hội này khẳng định giá trị văn hóa của một dân tộc, giá trị về lối sống, giá trị về cộng đồng được thể hiện như thế nào?