Việc xây dựng và thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Dân chủ trong tư tưởng hồ chí minh (Trang 41 - 56)

Ngày 18/ 2/ 1998 Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 30- CT/ TW về "Xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở". Trên cơ sở đó ngày 11/ 5/1998 Chính phủ ra Nghị định số 29/1998 NĐ/CP "Về việc thực hiện QCDC ở xã" cùng với Chỉ thị số 22/1998 CT-TTg ngày 15/5/1998 "Về việc triển khai Qui chế thực hiện dân chủ ở xã", Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 19/6/1998 "Về việc xây dựng và thực hiện hương ước, qui ước của làng bản, thôn ấp, cụm dân cư" của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp theo đó

ngày 8/9/1998 Chính phủ ban hành Nghị định số 71/1998/NĐCP về qui chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan cùng chỉ thị số 38/1998/ CT-TTg ngày 11/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc "Triển khai quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan" và đến 13/2/1999 Chính phủ ban hành Nghị định số 07/1999/NĐ-CP về "Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp Nhà nước". Để triển khai thực hiện các Nghị định, Chỉ thị trên các Bộ, Ngành hữu quan ở Trung ương cũng ra các thông tư chỉ đạo hướng dẫn thực hiện.

Cho đến nay chúng ta đã triển khai chỉ thị 30/CT/TW của Đảng rộng rãi trong cả nước. Hầu hết 61 tỉnh, thành phố đều đã thành lập Ban chỉ đạo triển khai và chọn 1183 đơn vị xã, phường, thị trấn làm điểm đại diện cho 10354 xã, 519 thị trấn, 949 phường trên cả nước.

Bằng những hình thức khác nhau, các địa phương đã phổ biến, tuyên truyền chỉ thị 30 CT/TW của Bộ Chính trị, các Nghị định, Chỉ thị, Thông tư, Quy chế và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tới nhân dân. Một số tỉnh đã tổ chức đội thông tin lưu động, cùng các thông tin đại chúng, có chương trình kế hoạch đến vùng sâu vùng xa tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho nhân dân.

Do chuẩn bị tốt nội dung, sát với thực tế từng địa phương, chọn cách tiếp cận phù hợp, đội ngũ báo cáo viên được tập huấn chu đáo nên nhiều nơi nhân dân tham gia học tập qui chế khá đông. Các tầng lớp nhân dân phấn khởi, hào hứng đón nhận qui chế. Qui chế đã tỏ ra thực sự hợp lòng dân và được ban hành đúng lúc.

Nếu lấy thời điểm các địa phương chỉ đạo việc thực hiện QCDC ở xã, phường, thị trấn theo tinh thần Nghị định 29/NĐCP của Chính phủ thì cho tới nay, việc thực hiện QCDC ở cơ sở đã tiến hành được hơn hai năm. Nếu lấy thời điểm các địa phương triển khai ra diện rộng thì tới nay cũng đã được khoảng một năm. Với khoảng thời gian ngắn đó chúng ta chưa thể có những nhận xét, đánh giá cụ thể, đầy đủ, toàn diện tình hình xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở trên phạm vi cả nước. Vì vậy tác giả luận văn này chỉ xin đưa ra những nhận xét về quá trình xây dựng và thực hiện QCDC, qua khảo sát thực tế ở thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.

Sau khi Bộ Chính trị, Chính phủ ban hành Chỉ thị số 30 CT/TW và Nghị định số 29/1998/NĐ-CP, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã có công văn số 82-CV/TV về việc chỉ đạo triển khai thực hiện chỉ thị 30 CT/TW. Ban chỉ đạo điểm được thành lập do đồng chí Chủ tịch UBND thành phố làm trưởng ban và hai cơ sở được chọn làm điểm là phường Hải Châu I (quận Hải Châu) và xã Hòa Tiến (huyện Hòa Vang), sau đó UBND thành phố, quận, huyện đã tổ chức hội nghị triển khai đến cán bộ, đảng viên. UBND các xã, phường đã xây dựng kế hoạch triển khai, tập huấn đội ngũ báo cáo viên, bí thư chi bộ, cán bộ ban điều hành thôn, tổ dân phố. Đến nay đã có 2271 tổ dân phố, 117 thôn thuộc 47 xã, phường ở Đà Nẵng đã triển khai với tỉ lệ hộ nhân dân tham gia sinh hoạt đạt 89,1%. Các phường bầu mới 2867 tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố, kiện toàn 161 ban thanh tra nhân dân và 85 tổ hòa giải.

ở tỉnh Quảng Nam, Ban chỉ đạo của tỉnh gồm 18 đồng chí. Ngày 16/10/1998 UBND tỉnh đã có kế hoạch số 1063/ KH-UB để triển khai qui chế, tổ chức chỉ đạo điểm một phường ở thị xã Tam Kỳ, một xã ở huyện Điện Bàn (đồng bằng), một xã ở huyện Tiên Phước (miền núi). Ngày 15-16/11/1999 UBND tỉnh đã mở hội nghị sơ kết công tác chỉ đạo điểm, trên cơ sở đó ban hành kế hoạch số 39/ KH-UB ngày 11/1/1999 nhằm triển khai qui chế ra diện rộng trong năm 1999.

Kế hoạch triển khai của tỉnh được chia thành ba bước:

Bước 1: Quán triệt nhận thức và chuẩn bị về tổ chức, nhân sự, và nội dung triển

khai qui chế. Thời gian thực hiện từ 5/1/1999 đến 10/2/1999.

Bước 2: Triển khai qui chế ra diện rộng và tổ chức hội nghị thôn trên địa bàn cả

tỉnh. Sau khi tổ chức cho nhân dân học tập và thảo luận qui chế, UBND xã trình bày các công việc theo ba nội dung qui định tại qui chế. Thời gian thực hiện từ ngày 20/2/1999 đến 30/4/1999.

Bước 3: Tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm và bổ sung kế hoạch triển khai thực

hiện tiếp tục Nghị định 29/CP.

Nhìn chung, các địa phương trong tỉnh đã tiến hành triển khai theo kế hoạch của tỉnh nhưng chỉ có huyện Điện Bàn và Duy Xuyên là hoàn thành đúng tiến độ và nội

dung qui định. Đến nay có Thăng Bình và Điện Bàn là hai huyện đã tổ chức hội nghị sơ kết toàn huyện. Các huyện, thị đang triển khai ở bước 2 hoặc sắp hoàn thành bước 3. Duy chỉ có thị xã Hội An mới triển khai ra diện rộng.

Song song với công tác chỉ đạo điểm QCDC ở xã, UBND tỉnh cũng đã ban hành kế hoạch 31/KH-UB để triển khai Nghị định 71/1998/NĐ-CP, ra công văn số 14/CV- LĐ ngày 25/2/1999, văn bản số 17/HD-LĐ ngày 18/11/1999 hướng dẫn về tổ chức Đại hội công nhân viên chức trong doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định 07/ NĐ-CP.

Chuẩn bị cơ sở vật chất để tổ chức triển khai qui chế.

Thành phố Đà Nẵng tổ chức các lớp tập huấn cho 2166 cán bộ tổ dân phố, thôn, in 2500 cuốn "Hỏi đáp" phát đến từng tổ dân phố, thôn và in 130.000 bản tóm tắt nội dung qui chế phân phát đến từng hộ nhân dân, phát 150 tài liệu "Bồi dưỡng kiến thức

quản lý Nhà nước dành cho trưởng thôn" thuộc huyện Hòa Vang. Thành phố chi

244.622.000 đồng phục vụ việc triển khai thực hiện qui chế. Các xã, phường xây dựng 847 phương tiện vật chất (bảng tin, hệ thống truyền thanh, pa nô áp phích... ) phục vụ triển khai qui chế. Ban chỉ đạo thành phố đã in 2.100 bản trích qui chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, 1000 bản trích qui chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp Nhà nước phát cho các cơ quan, đơn vị DNNN. Sở Tư pháp triển khai phổ biến các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh cán bộ công chức; Pháp lệnh chống tham nhũng; Pháp lệnh thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí cho hơn 5.000 lượt người.

Quảng Nam là một tỉnh mới được tái lập, bộ máy hành chính vừa thành lập, củng cố và đi vào hoạt động. Vào thời điểm triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở thì Quảng Nam lại liên tiếp bị thiên tai, lũ lụt dồn dập. Nhưng thấy được ý nghĩa cực kỳ quan trọng của việc thực hiện QCDC ở cơ sở đối với xây dựng, củng cố chính quyền của dân, do dân, vì dân nên Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã rất quan tâm đến vấn đề này, tổ chức triển khai nghiêm túc, đặc biệt coi trọng quán triệt các văn bản của trung ương và địa phương đến từng cán bộ, đảng viên, từng hộ nhân dân bằng nhiều hình thức: tổ chức học tập qui chế, in tóm tắt nội dung qui chế phát tới hộ gia đình.

Kết quả đạt được trong việc thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở của tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.

Nhân dân Quảng Nam và Đà Nẵng đã rất tích cực trong việc thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị về "Xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở" bước đầu đã đạt được một số kết quả, thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau:

Dân chủ hóa đời sống xã hội

- Trên lĩnh vực kinh tế: nhân dân được làm chủ trên lĩnh vực kinh tế thể hiện

trước hết ở quyền được biết các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương về các vấn đề kinh tế và sự phát triển kinh tế của đất nước, của địa phương. UBND các xã, phường thị trấn trong toàn tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng đã phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội khác thông báo đến nhân dân những chủ trương, chính sách qui định của Nhà nước, chính quyền địa phương về lĩnh vực kinh tế. Những thông tin kinh tế của địa phương đã tạo điều kiện cho nhân dân chủ động đầu tư vào sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế. Nhân dân được trực tiếp bàn bạc thảo luận và góp ý kiến vào những vấn đề xây dựng, phát triển kinh tế xã hội của địa phương; phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề; qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng; mức đóng góp cho xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng; tổ chức bảo vệ sản xuất kinh doanh... Nhân

dân cũng được bàn bạc thảo

luận kỹ về đối tượng cũng như giải pháp để giúp đỡ những hộ nghèo vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Việc cho vay vốn do UBND xã phường hoặc các đoàn thể quyết định nay được đưa ra thôn, tổ dân phố bình xét cụ thể, đảm bảo công bằng hợp lý thúc đẩy nhanh chóng công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Thành phố Đà Nẵng đã xây dựng được 294 công trình như nhà tình nghĩa đường giao thông, điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm với tổng số tiền 27.855.620.000 đồng trong đó nhân dân đóng góp 7.741.507.000 đồng, kinh phí nhà nước 18.374.913.000 đồng các tổ chức tài trợ 1.793.200.000 đồng.

Tỉnh Quảng Nam huy động nhân dân đóng góp trên 19 tỷ 688 triệu đồng trong đó:

Huyện Duy Xuyên, nhân dân đã đóng góp 3,6 tỷ đồng cho 12 đề án các công trình như nước sạch, điện, giao thông nông thôn, trường học... làm được 2,5 km đường nhựa và bê tông.

Thị xã Tam Kỳ đã xây dựng 1.097 đề án công trình lớn nhỏ như giao thông nông thôn, đê ngăn mặn, cống thoát nước... Nhân dân đã đóng góp với giá trị 1 tỷ 335 triệu đồng.

Huyện Đại Lộc, các đề án đưa ra nhân dân tham gia góp ý và quyết định đóng góp với giá trị 1 tỷ 382 triệu đồng và 150 ngày công.

Huyện Núi Thành có 5/15 xã xây dựng 20 đề án công trình để nhân dân tham gia và quyết định với tổng giá trị nhân dân đóng góp là 703 triệu đồng.

Huyện Thăng Bình đã huy động 612 triệu đồng và 82000 ngày công làm đường giao thông nông thôn, làm mới 127 km đường liên thôn, 69 km đường liên xã, nâng cấp 14,5 km đường liên xã.

Huyện Quế Sơn huy động hơn 1000 ngày công và 1000 cây tre để chống xói lở, nhân dân đóng góp hơn 10 tỷ đồng để làm giao thông nông thôn, xóa nhà tạm, xây trường học.

Thị xã Hội An tuy triển khai QCDC ở cơ sở chậm hơn các nơi khác nhưng cũng đã huy động được 114 triệu đồng và 50 ngày công làm vệ sinh môi trường.

Qua việc thực hiện QCDC ở cơ sở tại Quảng Nam và Đà Nẵng, nhân dân được biết các khoản thu, định mức thu cụ thể từng khoản đóng góp, nhờ vậy tình trạng huy động nhân dân đóng góp tùy tiện, tràn lan, quá khả năng thực tế đã được ngăn chặn. Nhân dân được kiểm tra, giám sát các hoạt động chi tiêu, quản lý nguồn tài chính mà mình đóng góp. Họ cử người vào ban quản lý công trình để kiểm tra, giám sát từ khâu làm thủ tục đến thi công, thanh quyết toán, nghiệm thu chất lượng công trình, nhờ đó đã ngăn chặn và hạn chế được nhiều biểu hiện tiêu cực, phát hiện ra những trường hợp tiêu

cực để kịp thời xử lý. Điều đó chứng tỏ rằng, khi người dân được tham gia trực tiếp vào việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của chính quyền cơ sở thì việc huy động tài dân, sức dân mới có thể làm lợi cho dân được.

- Trên lĩnh vực chính trị: Quyền làm chủ trên lĩnh vực chính trị của nhân dân ở

cơ sở trước hết là các quyền bầu cử và ứng cử để lựa chọn được những người đại diện cho lợi ích và quyền lợi của mình. Người dân còn có quyền được biết những thông tin cần thiết, quyền tham gia quyết định trực tiếp những vấn đề phát triển kinh tế xã hội và quản lý của làng xã, tổ phường, quyền tham gia ý kiến vào các quyết định của cơ quan chính quyền cấp xã, phường, quyền kiểm soát các hoạt động của chính quyền và cán bộ ở cơ sở. Các hình thức nửa nhà nước, nửa tự quản của cộng đồng dân cư như làng, thôn, bản, ấp, tổ dân phố và các hình thức tự quản khác đều biểu hiện nhân tố chính trị của dân chủ. Những hình thức kết hợp dân chủ đại diện với dân chủ trực tiếp mang tính chất pháp quy cụ thể đang được thực hiện.

Bàn về vị trí vai trò của cấp xã, phường, thị trấn, Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi". Người cũng thấy chính quyền chỉ có thể giữ được bản chất nhân dân, phấn đấu vì dân, nếu chính quyền đó do dân tự tay mình xây dựng lấy. Quán triệt tư tưởng đó của Người, trong cuộc bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 1999- 2004, mặc dầu gặp nhiều khó khăn trong việc khắc phục hậu quả lũ lụt nhưng nhân dân Đà Nẵng và Quảng Nam vẫn tham gia tiếp xúc và đóng góp nhiều ý kiến với các ứng cử viên, tham gia mạn đàm về danh sách và tiểu sử ứng cử viên, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của cử tri, do vậy trong ngày bầu cử 99,99% cử tri thành phố Đà Nẵng, 99,88% cử tri ở Quảng Nam tham gia bỏ phiếu, bầu đủ số lượng đại biểu HĐND 3 cấp.

Việc dân bầu trực tiếp trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố là rất phù hợp với lòng dân, được nhân dân quan tâm, đồng tình và hưởng ứng với trách nhiệm cao. Thành phố Đà Nẵng đã bầu mới 2867 tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố. Tỉnh Quảng Nam đã bầu 251 trưởng thôn. Nhiều xã, phường của Quảng Nam và Đà Nẵng đã thành lập Ban thanh tra nhân dân, Ban thanh tra đã phát hiện được một số sai phạm trong quá trình chỉ đạo, điều

hành, quản lý kinh tế xã hội tại một số địa phương, kịp thời uốn nắn những lệch lạc và xử lý những sai phạm đó.

Như vậy, việc thực hiện quyền dân chủ trên lĩnh vực chính trị của nhân dân ở cơ sở đã bước đầu khơi dậy được tính tích cực chính trị của người dân trong việc xây dựng chính quyền các cấp.

- Trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng: Quyền làm chủ của nhân dân ở lĩnh vực này

được thể hiện tập trung ở sự nâng cao trình độ dân trí, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh ở cơ sở, củng cố tình đoàn kết trong cộng đồng, giáo dục truyền thống đạo đức, văn hóa cũng như nâng cao ý thức chính trị cho nhân dân. Dân chủ trên lĩnh

Một phần của tài liệu Dân chủ trong tư tưởng hồ chí minh (Trang 41 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)