Kết luận và kiến nghị 1 Kiến nghị.

Một phần của tài liệu Thực trạng sao nhãng trẻ em ở xóm 3 Mễ Trì – Tù Liêm – Hà Nội (Trang 36 - 41)

- Các em có bị bố mẹ bỏ đói không?

6.Kết luận và kiến nghị 1 Kiến nghị.

6.1. Kiến nghị.

Đối với bản thân trẻ.

Để trẻ em không bị bạo hành cũng như nhận biết được các hành vi bạo hành của người lớn đối với mình trẻ cần biết cách thể hiện cảm xúc của mình, biết nói lên nhu cầu của mình với người lớn nhất là bố mẹ của mình để có thể lôi kéo những suy nghĩ của bố mẹ để bố mẹ quan tâm đến mình và không bị bỏ rơi vì không biêt nói lên những nhu cầu đáng được quan tâm.

Bên cạnh đó bản thân trẻ cần phải học cách đối phó với những tình huống mà minh có thể gặp phải, cần trang bị cho mình những kỹ năng sống

cơ bản biết cách vượt qua những biến cố trong đời sống nếu như bố mẹ chưa can thiệp kịp thời để bản thân không bị sốc khi gặp phải những tình huống như vậy.

Cần có những hỗ trợ về tâm lý để trẻ có thể vượt qua những hụt hẫng khi bị bạo hành, giúp trẻ có cách giao tiếp gợi mở với bạn bè để trẻ được chia sẻ nhằm hạn chế những suy nghĩ và hành vi tiêu cực.

Có những hoạt động tuyên truyền, xây dựng những trung tâm tư vấn hỗ trợ trẻ em kịp thời và khuyến khích trẻ nói ra những nhu cầu và những hành vi trẻ bị bạo hành để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Đối với gia đình.

Trẻ cần sự quan tâm của bố mẹ để trẻ có dịp giải bày những khó khăn tình cảm hoặc những tình huống mà trẻ không tự giải quyết được. Bố mẹ nên dành thời gian lắng nghe mà không phê phán, chỉ trích và giúp trẻ giải quyết những vấn đề khó khăn. Môi trường an toàn cho trẻ trong gia đình và ngoài xã hội rất cần cho sự phát triển lành mạnh của trẻ.

Bố mẹ luôn nghiêm khắc nhưng không phải là thái độ hà khắc, thương yêu con trẻ mà không nhu nhược chiều chuộng, càng tôn trọng thì càng đặt ra yêu cầu cho con cái của mình cao.

Trong bất kỳ tình huống nào cũng không nên dung các hình phạt quá mức, có thể bằng các biện pháp khuyên giải nhẹ nhàng, giúp các em hiểu rõ những sai trái, lỗi lầm. Bố mẹ cũng tránh những xung đột trước mặt con cái, điều này dễ hình thành những vết hằn tâm lý. Nếu như vết hằn đó được củng cố và quen thuộc thì cũng là nguyên nhân của sự trơ lỳ, dễ dẫn đến trẻ rơi vào trạng thái lãnh cảm với sự trừng phạt, thậm chí có trẻ còn tìm cách chống đối.

Các em ở tuổi vị thành niên thường phản ứng mạnh mẽ và nhạy cảm, bởi vậy càng không tạo nên những cú sốc dễ làm trẻ bị tổn thương. Các bậc

cha mẹ hãy giúp con biết cách xử lý các tình huống nảy sinh, đồng thời giúp con biết cách chấp nhận những thất bại và nỗ lực để vượt qua. Khi dạy trẻ, chúng ta sẽ khó tránh khỏi những hình phạt. Nhưng hình phạt phải mang lại tác dụng giáo dục mới có ý nghĩa cho sự trưởng thành của trẻ. Cha mẹ luôn nghiêm khắc nhưng không phải hà khắc, thương yêu con trẻ mà không nhu nhược chiều chuộng, càng tôn trọng nhưng đặt ra yêu cầu cao.

Nhà trường, đội ngũ thầy cô giáo cũng cần tập cho các em các kỹ năng cần thiết, hình thành ý thức tập thể, không đối xử bằng cách trừng phạt với học sinh nhất là những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt (khiếm khuyết trong gia đình…). Mỗi thầy cô giáo cũng đóng vai những nhà tâm lý để có thể hỗ trợ các em vượt qua sự xáo động của lứa tuổi, xử lý tốt các tình huống nảy sinh. Phụ huynh và thầy cô hãy là người bạn tốt của các em, biết lắng nghe các em nói, đặc biệt là biết sử dụng các phương pháp giáo dục một cách khoa học, trong đó lấy thuyết phục, động viên, khuyến khích, nêu gương làm chủ đạo, hạn chế thấp nhất phương pháp xử phạt, để thúc đẩy điều tốt, tích cực ở các em phát triển.

Thật đáng lo cho các em ở thành thị khi gia đình ít quan tâm đến vấn đề này. Các ông bố, bà mẹ chỉ biết đi làm, sau đó về nhà và “nhốt kín” trẻ trong nhà khi trẻ đi học về. Nếu chẳng may có vấn đề gì xảy ra, các cháu chỉ có thể gọi điện cho bố mẹ mà không thể nhờ vả vào ai khác được.

Trẻ em cần có sự chăm sóc kịp thời về thể chất, chữa trị các viêm nhiễm nếu có. Sau đó là chăm sóc sức khỏe tinh thần. Đứa trẻ sẽ vững vàng hơn khi được cha mẹ tin cậy, động viên: khi con có lỗi đó chỉ là sai lầm tạm thời và tất cả đều có thể sửa được nếu như trẻ có quyết tâm và không vì việc đó mà có tâm lý chán nản.

Với tư cách làm cha mẹ, chúng ta cần quan tâm đến sự phát triển bình thường về thể chất cũng như sự hình thành nhân cách tình cảm của trẻ.

Không có một cách nào hoàn toàn đúng cho việc nuôi dưỡng một đứa trẻ. Điều quan trọng nhất là chúng ta cần tạo cho trẻ một gia đình an toàn chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đầy đủ, như bảo đảm những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ thường xuyên, cho trẻ tiêm phòng đầy đủ và khuyến khích trẻ tập thể dục rèn luyện thân thể. Đặc biệt cần quan tâm đến các giai đoạn phát triển của trẻ. Cần khuyến khích trẻ bày tỏ cảm xúc và phải tôn trọng những cảm xúc này. Giải thích để trẻ hiểu rằng mọi người đều phải trải qua nỗi đau, sự sợ hãi, tức giận và lo lắng.

Hãy nói nhẹ nhàng, thậm chí kể cả lúc bạn không đồng ý với trẻ và luôn giữ mối quan hệ giao tiếp cởi mở với trẻ. Hãy lắng nghe con bạn nói, dùng những từ và ví dụ mà con bạn có thể hiểu. Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi, luôn thể hiện sự sẵn sàng của bạn nói về bất cứ chủ đề nào. Hãy an ủi và bảo vệ trẻ.

Cân nhắc và có kỹ năng giải quyết các vấn đề của trẻ cho phù hợp, không áp đặt. Cần biết khuyến khích tài năng của con cái đồng thời chấp nhận những hạn chế của trẻ. Các mục tiêu đưa ra phấn đấu cần dựa vào khả năng và sở thích của trẻ. Đừng nên so sánh khả năng của những đứa trẻ này với những đứa trẻ khác, cần đánh giá cao khả năng của trẻ và dành thời gian thường xuyên trò chuyện với trẻ.

Khuyến khích tính độc lập, sự tự tin ở trẻ và thường xuyên giúp trẻ giải quyết được những khó khăn và thuận lợi của cuộc sống. Hãy giúp trẻ nhận biết từ những lỗi lầm của bản thân. Dạy trẻ biết về giá trị của lời xin

lỗi, sự hợp tác, kiên nhẫn và tha thứ. Không nên ép buộc hoặc đòi hỏi sự hoàn hảo tuyệt đối ở trẻ

Đối với xã hội.

Đã đến lúc chúng ta phải lên tiếng không thể để những hành vi bạo lực gia đình nói chung và sao nhãng về chăm sóc trẻ em chỉ là chuyện riêng của mỗi gia đình, giải quyết trong phạm vi gia đình nữa vì trên thực tế đã có quá nhiều những hậu quả đáng tiếc xẩy ra từ những hành vi bạo lực gia đình. Cần hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về bạo lực gia đình nhất là những biện pháp quan tâm đến đối tượng bị bạo hành là trẻ em. Cần có những biện pháp xử lý mạnh tay đối với người bạo hành.

Có các chương trình truyền thông xuống tận người dân để mọi người hiểu về pháp luật phòng chống bạo lực gia đình, hiểu về quyền lợi và những nghĩa vụ của mình.

6.2. Kết luận.

Từ những thực tạng trên ta thấy được rằng bạo lực gia đình đã trở thành một vấn đề nhức nhối cần được tất cả mọi người trong xã hội quan tâm. Không còn là vấn đề nhỏ hẹp của một gia đình, một khu vực hay một miền nào của đất nước khi những hậu quả nó gây ra đã nhìn thấy và làm cho lương tri con người cần lên tiếng để giá trị của mỗi thành viên trong xã hội không bị xem thường. Để những người phụ nữ thực sự hạnh phúc trong gia đình của mình. Trẻ em cảm thấy thực sự an toàn trong ngôi nhà của mình, để các em không cảm thấy lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình, để các em lớn lên trong tình yêu thương và có được một nhân cách hoàn thiện. Đã đến lúc xã hội cần có cách nhìn và cách giải quyết triệt để hơn trong vấn đề liên quan trực tiếp đến vấn đề an sinh của con người này.

Một phần của tài liệu Thực trạng sao nhãng trẻ em ở xóm 3 Mễ Trì – Tù Liêm – Hà Nội (Trang 36 - 41)