Giải pháp, chính sách, dịch vụ và thực hiện luật pháp bạo lực gia đình tại xã Mễ Trì – huyện Từ Liêm – thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu Thực trạng sao nhãng trẻ em ở xóm 3 Mễ Trì – Tù Liêm – Hà Nội (Trang 34 - 36)

- Các em có bị bố mẹ bỏ đói không?

5.Giải pháp, chính sách, dịch vụ và thực hiện luật pháp bạo lực gia đình tại xã Mễ Trì – huyện Từ Liêm – thành phố Hà Nội.

đình tại xã Mễ Trì – huyện Từ Liêm – thành phố Hà Nội.

Khi tìm hiểu về các giải pháp, chính sách, dịch vụ được áp dụng để phòng chống và giải quyết vấn đề về bạo lực gia đình nói chung và sao nhãng trẻ em nói riêng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu bác bí thư chi bộ, bác trưởng thôn và bác Hội trưởng hội phụ nữ của xóm. Tôi thu nhận được những thông tin như sau:

Trong xóm có thành lập được một ban hoà giải gồm 4 thành viên bao gồm: bí thư chi bộ, trưởng thôn, hội trưởng hội phụ nữ và hội trưởng hội cựu chiến binh nhằm hoà giải cho những gia đình có có mâu thuẫn đặc biệt là những cặp vợ chồng có nguy cơ phải ly hôn. Ban hoà giải cũng đã có những can thiệp, hoà giải cho những gia đình có hành vi bạo lực gia đình nhưng chỉ mới dừng lại ở sự can thiệp chứ chưa có biện pháp xử lý nếu có hành vi bạo lực gia đình.

Trong số 8 chị mà tôi tiến hành điều tra cũng chia sẻ rằng các chị không nhận được bất kỳ một sự trợ giúp nào khi bị chồng hoặc gia đình chồng bạo hành. Có chăng chỉ là công tác hoà giải của các ban ngành trong chính quyền địa phương nhưng có đôi khi công tác hoà giải cũng không đạt hiệu quả cao vì cách thức tiến hành của Ban hoà giải đang quá rập khuôn. Các chị chia sẻ rằng đã là chuyện gia đình hơn nữa nếu mình bị chồng đánh hay ngược đãi thì rất khó mở lời với những người xung quanh có chăng thì chỉ dám thổ lộ với người mà minh tin tưởng nhưng khi ban hoà giải làm việc thì lại quá đông người khi đến trò chuyện hay khuyên giải người chồng thì

họ thường khó chấp nhận. Vì họ nghĩ như vậy là “vạch áo cho người xem lưng”. Nên mục đích hoà giải rất khó để đạt được. Bác Hội trưởng hội phụ nữ chia sẻ rằng có những trường hợp Ban hoà giải đến làm việc nhưng không thể tiếp cận được với cả đối tượng bạo lực và đối tượng bị bạo lực vì người chồng không cho họ vào nhà với lý lẽ là “chuyện riêng của gia đình không làm phiền đến chính quyền can thiệp” đây chính là trường hợp của gia đình anh Hoà – chị Phượng. Khi làm công tác này cán bộ trong Ban hoà giải gặp rất nhiều khó khăn vì cho đến nay thì người dân vẫn chưa có nhiều kiến thức về Luật phòng chống bạo lực gia đình, nhất là những người chồng họ coi đó là quyền của họ vì người họ bạo hành là vợ họ chứ có phải là người ngoài đâu.

Bên cạnh thực trạng về công tác hoà giải như vậy thì các chị cũng thừa nhận rằng các chị không biết bất kỳ một dịch vụ hỗ trợ nào để có thể tìm kiếm sự hỗ trợ.

Vấn đề về bạo lực gia đình đối với phụ nữ đã khó khăn như vậy thì đối với vấn đề về bạo lực với trẻ em lại càng nan giải hơn. Với quan niệm “con tôi, tôi dạy” đồng nghĩa với việc những người cha người mẹ này có thể đánh đập, chửi bới con mình mà chính quyền địa phương không thể can thiệp được vì hiện nay vẫn chưa có chế tài xử lý những trườ hợp như vậy.

Sự sao nhãng không chăm sóc trẻ em nhất là sao nhãng về tinh thần, tình cảm lại càng khó kiểm soát vì nó diễn ra trong nội bộ gia đình nạn nhân có lên tiếng thì chính quyền địa phương mới biết và có thể có những biện pháp can thiệp được.

Dù nạn nhân có lên tiếng thì chính quyền cũng chỉ can thiệp bằng cách nhắc nhở bố hoặc mẹ nạn nhân chứ cũng không thể làm được gì nhiều hơn.

Trên thực tế thì cả 10/10 em khi được hỏi đều trả lời là không tìm đến cũng như không nhận đựoc sự hỗ trợ nào từ phía chính quyền địa phương. Có một hình thức mà các em thường áp dụng đó là khi bị bố mẹ ngược đãi thì các em tìm đến bạn bè để tìm sự chia sẻ nhất là những trẻ có cùng cảnh ngộ thường xuyên bi bố mẹ đánh, mắng hoặc bỏ rơi không quan tâm đến trẻ.

Từ thực trạng trên chúng ta nhận thấy rằng việc áp dụng luật pháp về ngăn ngừa và phòng chống bạo lực gia đình chưa hề được áp dụng tại xóm 3 Mễ Trì Thượng.

Người dân ở đây cũng “chỉ mới nghe nói trên ti vi chứ chưa biết và hiểu về Luật phòng chống Bạo lực gia đình”.

Đồng thời ở đây chưa có một loại hình dịch vụ nào trợ giúp cho nạn nhân bị bạo hành gia đình, chưa có trung tâm tư vấn hỗ trợ, chưa có nhà tạm lánh dành cho nạn nhân bị bạo hành.

Từ đó ta thấy rằng việc đề ra luật pháp và thực hiện nó trong thực tiễn đang thực sự là một con đường khá dài và cần phải có nhiều biện pháp mạnh tay hơn nữa thì mới mong rằng Luật được thi hành có hiệu quả trong thực tế cuộc sống.

Một phần của tài liệu Thực trạng sao nhãng trẻ em ở xóm 3 Mễ Trì – Tù Liêm – Hà Nội (Trang 34 - 36)