a) Giới thiệu dự án
Loại tài sản: Tàu vận tải biển, vỏ thép, chở dầu trọng tải 3.500 tấn
Tổng giá trị dự án (theo Biên bản thoả thuận giữa bên thuê và nhà cung ứng): 26.838.914.019đ
Đặc tính kỹ thuật: Theo Thiết kế số 2471/QPĐM03 do Đăng kiểm Việt Nam duyệt ngày 18/03/2004. Đơn vị thiết kế: Công ty TNHH thiết kế tàu thuỷ - Hà Nội.
+ Cấp tàu:Thân tàu VRH II, Máy tàu VRM + Tổng dung tích: 2016 (GT)
+ Trọng tải TP/Lượng hàng: 3500/3420 (T) + Chiều dài (Lmax/L): 92,67/88,40 (m) + Chiều rộng (Bmax/B): 11,40 (m) + Chiều cao mạn (D): 7,80 (m)
+ Chiều chìm thiết kế (d): 6,20 (m) + Số lượng thuyền viên: 15 (người)
+ Máy chính: Makita - KSLH633 (đã qua sử dụng) + Công suất máy chính: 2000 (S.ngựa)
+ Tuyến hoạt động: Biển quốc tế (Nam Trung Hoa) Chất lượng thân vỏ: đóng mới
Nhà cung ứng: Công ty CP đóng tàu thuỷ sản Hải Phòng.
+ Địa chỉ: 103 đường Ngô Quyền - Hải Phòng
Mục đích sử dụng tài sản thuê: Phục vụ việc kinh doanh vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
Thời gian sử dụng theo quy định của Bộ Tài chính: 07 - 15 năm.
b) Nguồn vốn tham gia dự án:
Thuê tài chính: 27.107.374.019đ
- Giá mua chưa thuế GTGT: 25.560.870.494
- Thuế GTGT: 1.278.043.525đ
- Thuế trước bạ (1%) 268.390.000đ
- Phí đăng ký giao dịch bảo đảm: 70.000đ
- Tiền mặt: 4.630.000.000đ
- Vật tư: 4.752.629.525đ
c) Tính toán hiệu quả kinh tế của dự án
Căn cứ tính toán:
* Quãng đường vận chuyển và hàng hoá chuyên chở: - Chiều đi:
Chạy Ballast Hải Phòng Thanh Hoá: 100 hải lý Hàng hoá chuyên chở chủ yếu là: mật mía
Thanh Hoá Sài Gòn: 760 hải lý - Chiều về:
Hàng hoá chuyên chở chủ yếu là: xăng dầu Sài Gòn Hải Phòng: 860 hải lý
Quãng đường chiều về như chiều đi.
Trên thực tế tàu thường chạy tuyến Thanh Hoá Sài Gòn Hải Phòng và ngược lại, đôi khi chạy những tuyến khác, do đó để đơn giản cho việc tính toán của dự án, chỉ tính bình quân khoảng cách vận chuyển của tuyến này là 860 hải lý.
* Khối lượng hàng hoá vận chuyển và giá cước bình quân: - Trọng tải tàu là: 3.500 tấn
+ Khối lượng hàng hoá chở mật từ Thanh Hoá vào Sài Gòn là: 3.000 tấn với giá cước là: 120.000đ/tấn.
+ Khối lượng hàng chở dầu DO từ Sài Gòn về Hải Phòng là 3.500 tấn với giá cước là: 150.000đ/tấn
* Thời gian vận chuyển 1 chuyến khép kín
Thời gian vận chuyển của tàu được tính theo công thức: Tch = Tc + Txh + TF + TCHĐ + TTV (ngày)
Trong đó:
- Tc : Thời gian chạy của tàu được xác định là: Tc = Error! + Error! + Error! = Error!
Lch : khoảng cách tàu chạy có hàng hải (hải lý) Lkh: khoảng cách tàu chạy không có hải lý Lke: khoảng cách kênh eo nếu có (hải lý) Vbq: Ta lấy vận tốc trung bình = 12 hải lý/h
Khoảng cách từ cảng Sài Gòn, Thanh Hoá, Hải Phòng là 860 hải lý (và ngược lại)
Tc = Error! x 2 = 144h = 6 ngày
- Txd : Thời gian xếp dỡ ở cảng đi, cảng đến Txd = Tx + Td + t = Error! + Error! + t Qx, Qd: Khối lượng xếp dỡ ở cảng đi, cảng đến
Mxd: Mức xếp xăng dầu ở cảng Sài Gòn và cảng Hải Phòng là 500m3/h
Mx: Mức xếp mật rỉ ở cảng Thanh Hoá và cảng Hải Phòng là 250T/h
t: Thời gian chuẩn bị cho công tác xếp dỡ.
Có: - Khối lượng hàng hoá chở mật từ Thanh Hoá vào Sài Gòn là: 3.000 tấn - Khối lượng hàng chở dầu DO từ Sài Gòn về Hải Phòng là 3.500 tấn Txd = Error! x 2 + Error! x 2 + 11 = 51h = 2,1 ngày
- Thời gian làm công tác phụ ở cảng gồm: Làm thủ tục giấy tờ khi ra vào cảng, lấy nhiên liệu cung ứng phẩm, chờ hoa tiêu, lai dắt, thuỷ triều Tf = 5,5 ngày
- Thời gian chờ tàu hợp đồng (nếu có) lấy Tchđ = 4 ngày
Thời gian chuyến đi của tàu là: Tch = 6 + 2,1 + 5,5 + 4 = 17,6 ngày
Thời gian khai thác trong năm là:
Tkt = Tcl - Tsc - Ttt = 365 - 35 - 45 = 290 ngày
Số chuyến khai thác trong năm là: Nch = 6 ngày/chuyến290 ngày;17 = 16 chuyến
* Tỷ giá ngoại tệ quy đổi: 1 USD = 15.000 VNĐ
- Doanh thu 1 năm (120.000 đ/tấn x 3.000 tấn + 150.000 đ/tấn x 3.500 tấn) x 16 chuyến/năm = 14.160.000.000 đồng/năm (a)
- Thuế VAT 5% phải nộp 1 năm: 674.285.714 đồng/năm - Doanh thu thuần 1 năm:
14.160.000.000đ - 674.285.714đ = 13.485.714.286 đồng/năm
Xác định chi phí khai thác tàu trong 1 năm: * Chi phí nhiên liệu:
- Khi chạy trên biển (máy chính 2.000 CV chạy với 80% công suất, mức tiêu thụ dầu FO máy chính là: 280kg/giờ).
Có thời gian chạy biển 01 năm là:
144 giờ/chuyến x 16 chuyến = 2.304 giờ/năm Tức là: 2.304 giờ x 280 kg/giờ = 645,12 tấn/năm Theo đơn giá dầu FO hiện nay là: 2.500.000 đồng/tấn Do đó ta có chi phí dầu FO máy chính 01 năm là:
645,12 tấn/năm x 2.500.000 đồng/tấn = 1.612.800.000 đồng/năm Mức tiêu thụ dầu DO chạy máy đèn (máy 135 CV) là 0,486 tấn/ngày Chi phí tiêu thụ dầu DO là:
4.100.000 đồng/tấn x 0,486 tấn/ngày x 290 ngày = 577.854.000 đồng Chi phí tiêu thụ dầu LO là:
20,06 tấn/năm x 14.000.000 đồng/tấn = 280.840.000 đồng
Rnl = 1.612.800.000 + 577.854.000 + 280.840.000 = 2.471.494.000 đồng/năm (3.1)
* Chi phí tiền lương và BHXH
Là số tiền trả cho thuyền viên theo định biên 15 người 1 năm Rtl = 56.000.000đ/tháng x 12 tháng = 672.000.000 đồng/năm
Rbhxh = 672.000.000đ x 19% = 127.678.000 đồng/năm
Rtl + Rbhxh = 799.678.000 đồng/năm (3.2) * Chi phí tiền ăn:
Rta = 35.000đ/người/ngày x 15 người x 290 ngày/năm = 152.250.000 đồng/năm (3.3)
* Chi phí khấu hao cơ bản:
Là khoản trích khấu hao cơ bản vào chi phí kinh doanh 1 năm tính trên nguyên giá tàu
(Nguyên giá tàu = Giá mua tàu chưa thuế VAT + Thuế trước bạ + Phí giao dịch bảo đảm)
Rkhcb = (25.560.870.494đ + 268.390.000đ + 70.000đ)/10 năm =
2.582.933.049 đồng/năm (3.4) * Chi phí quản lý
Chi phí này gồm những chi phí có tính chung như trong lương bộ phận quản lý, điện thoại, văn phòng phẩm. Chi phí được tính 1% tổng doanh thu trong 01 năm và sẽ phân bổ theo quy định của doanh nghiệp.
Rql = 1% x 14.160.000.000 đồng = 141.600.000 đồng/năm (3.5) * Chi phí bảo hiểm tàu
Chi phí bảo hiểm hàng năm theo định mức của Tổng công ty bảo hiểm vn nó phụ thuộc vào loại bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm mà chủ tàu mua giá trị tàu, tuổi tàu, tình trạng kỹ thuật của tàu. Hiện nay, các chủ tàu thường mua 02 loại bảo hiểm: Bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm P&L.
Trong đó:
- Bảo hiểm thân tàu biển = Giá trị tàu x Tỷ lệ bảo hiểm = 27.107.374.019đ x 0,9% = 243.966.366đ/năm
- Bảo hiểm P & L = GRT x đơn giá
= 2.016 GRT x 3,5 USD/GRT = 7.056 USD = 109.368.000 đồng
Vậy chi phí bảo hiểm tàu là:
Rbh = 243.966.366 + 109.368.000 = 353.334.366 đồng/năm (3.6)
* Lệ phí cảng biển
- Trọng tải phí: Là khoản tiền mà chủ tàu cho Cảng khi tàu hoạt động trong phạm vi Cảng quản lý. Phí này tính cho từng lượt ra, vào Cảng được xác định theo công thức:
Rtt = rtt x Grt x N1 (đ/cảng) Tại Cảng Hải Phòng
1.275 đồng x 2.016 = 2.570.400 đ/Cảng Tại Cảng Sài Gòn:
1.275 đồng x 2.500 = 2.570.400 đ/Cảng Tại Cảng Thanh Hoá:
1.000 đồng x 2.016 = 2.015.000 đ/Cảng
Vậy trọng tải phí 01 năm là:
Rtt = (2.570.400đ + 2.570.400đ + 2.016.000đ) x 16 lượt =
114.508.800đ/năm
* Phí bảo đảm hàng hải
Là khoản tiền mà chủ tàu cho Cảng khi tàu ra, vào Cảng đi qua luồng để Cảng đầu tư cho nạo vét luồng lạch, đèn đảo, phao tiêu và được xác định như sau:
Rbd = GRT x Đơn giá phí tại Cảng
Phí bảo đảm hàng hải tại Hải Phòng, Sài Gòn, Thanh Hoá 01 năm là: 1.950 đ/cảng x 2.016 GRT x 16 x 3 = 188.697.600 đồng/năm
Vậy phí bảo đảm hàng hải tàu phải chịu trong 01 năm là: Rbd = 188.697.600 đồng/năm
* Phí hoa tiêu
Là khoản tiền mà chủ tàu trả cho Cảng khi tàu ra, vào đi qua luồng để Cảng đầu tư nạo vét luồng lạch, đèn đảo, phao tiêu được xác định theo công thức:
Rht = Rht x Grt x L x N1
Như vậy, phí hoa tiêu tại Cảng Hải Phòng (19 hải lý) 01 năm của tàu là: Rht = 19 x 43,65 đ x 2,016 x 2 x 16 = 53.503.027 đồng
Phí hoa tiêu tại Cảng Sài Gòn 01 năm của tàu là: Rht = 50 x 40đ x 2.016 x 2 x 16 = 129.024.000 đồng
Vậy hoa tiêu 01 năm tàu phải trả là:
* Phí buộc cởi dây
Là khoản tiền chủ tàu phải trả cho Cảng khi thuê công nhân cảng buộc cởi dây khi tàu cập cầu hoặc dời cầu.
Rbc = rbc x N1 (đ/cảng) Trong đó:
Rbc : là đơn giá buộc cởi dây phụ thuộc vào loại tàu, vị trí buộc cởi dây (ở cầu hoặc ở phao).
Vậy buộc cởi dây 01 năm tại Cảng Hải Phòng và Sài Gòn, Thanh Hoá là:
Rbc = 33 USD x 3 x 16 = 1.584 USD/năm =23.760.000 đồng/năm
* Phí cầu tàu
Khi tàu cập cầu, buộc vào phao hay neo tại vùng, vịnh đều phải trả. Như vậy phí này phụ thuộc vào vị trí tàu đậu.
ở đây ta tính trường hợp cập cầu. Phí này tính theo công thức: Rct = rct x Grt x t (đ/Cảng)
Trong đó:
Rct : đơn giá phí tại cầu
T: thời gian tàu đậu tại cầu tàu
Chi phí cầu tàu tại cảng Hải Phòng, Sài Gòn và Thanh Hoá 01 năm là: Rct = 12,5 đ/GRT/h x 2.016 GRT x 24h x 194 ngày = 117.331.200 đồng/năm
* Vệ sinh hầm hàng
Là khoản chi phí mà chủ tầu phải trả cho công nhân cảng khi thuê họ quét dọn vệ sinh hầm hàng khi tàu dỡ xong hàng. Phí này được tính theo công thức:
Rvs = rvs x nh (đ/chuyến)
Rvs: Đơn giá vệ sinh hầm hàng (đ/hầm) nh: Số hầm tàu
Tại cảng Hải Phòng
Tại cảng Sài Gòn
Rvs : 495.000 (đ/hầm) x 8 (hầm) x 16 (chuyến) = 63.360.000 (đ/năm)
Vậy phí vệ sinh 01 năm tàu phải chịu là : Rvs = 63.360.000 x 2 = 126.720.000 đồng/năm * Phí cung cấp nước ngọt
Được tính khi tàu nhận cung cấp nước ngọt của Cảng và các đơn vị khác được tính theo công thức:
Rnn = Rnn x Qnn (đ/chuyến) Trong đó:
Rnn : đơn giá nước ngọt
Qnn : Khối lượng nước ngọt cần phải cung cấp
Theo định mức tiêu thụ của thuyền viên trên tàu và công suất nồi hơi của tàu trong 01 ngày
- Nước dùng cho sinh hoạt phí phụ thuộc vào tàu: 0,12 (tấn/người) x 20 người
- Nước cho nồi hơi: 0,7 tấn/ngày
- Nước cho máy chính và máy đèn: 0,7 tấn/ngày - Nước rửa ca bin: 0,3 tấn/ngày
Vậy chi phí nước ngọt là:
Rnn = 4 tấn/ngày x 22.000 đ/tấn x 290 ngày = 25.520.000đ/năm * Phí giao nhận hàng hoá
Là khoản phí chủ tàu phải trả khi thuê nhâ viên giao nhận kiểm đếm hàng hoá khi nhận hoặc giao hàng.
ở đây ta chỉ tính phí nhận hàng hoá cho chủ tàu theo công thức: Rgn = rgn x Q (đ/ngày)
Trong đó:
Rgn : Đơn giá kiểm đếm giao nhận hàng (đ/tấn). Nó phụ thuộc vào loại hàng
Q: Khối lượng hàng cần kiểm đếm (tấn)
1.325 (đ/tấn) x 3.500 (tấn/chuyến) x 16 = 74.200.000 (đ/năm) 1.325 (đ/tấn) x 3.000 (tấn/chuyến) x 16 = 63.600.000 (đ/năm) * Đại lý phí tàu biển
Là khoản phí chủ tàu phải trả cho Đại lý tàu biển khi tàu ra vào Cảng phải làm thủ tục cần thiết.
Đối với tàu 2016 GRT thì giá thủ tục phí là 1.000.000đ/Cảng
Do đó một năm tàu phải chi phí hết:
Rđl = 1.000.000đ/cảng x 3 cảng x 16 chuyến = 48.000.000đ * Phí đổ rác:
Theo quy định thì tàu biển đỗ tại cầu, vũng, vịnh phải đổ rác tối thiểu 01 lần trong 02 ngày và trả tiền một lần đổ rác theo đơn giá đỗ tại cầu là: 200.000 (đ/tầu)
Rđr = 200.000 (đ/tàu) x 5 (lần/chuyến) x 16 chuyến = 16.000.000 (đ/năm)
* Chi phí vật rẻ mau hỏng
Trong quá trình khai thác các dụng cụ, vật liệu bị hao mòn, hư hỏng, hàng năm phải mua sắm để trang bị cho tàu hoạt động bình thường. Các loại vật liệu, vật rẻ mau hỏng bao gồm: Sơn, dây neo… chi phí này lập theo kế hoạch dự toán nó phụ thuộc vào từng tàu.
Chi phí vật rẻ mau hỏng cho chuyến đi 01 năm là:
Rvr = 0,2% x 27.107.374.019 đ = 54.214.748 đồng/năm (3.8) * Khấu hao sửa chữa lớn
Trong quá trình sử dụng, tàu bị hư hỏng cho nên phải sửa chữa để thay thế những bộ phận hỏng đó. Chi phí để dùng cho sửa chữa lớn đại tu và trung tu gọi là khấu hao sửa chữa lớn. Chi phí này phụ thuộc vào tuổi tàu, thời gian khai thác trong năm và vùng tàu khai thác.
Khấu hao sửa chữa lớn hàng năm của tàu mới đóng hoạt động tuyến Đông Nam á (tính trung bình mỗi năm) là: Rkhscl = i% x Kt
Rkhscl = 2% x 27.107.374.019 đ = 516.586.610 đồng (3.9) * Chi phí sử dụng vốn
- Tổng lãi thuê tài chính dự kiến 5 năm = 6.605.626.505đ Lãi bình quân 1 năm là:
Rlv = 6.605.626.505 đ/5 năm = 1.321.125.301 đồng/năm (3.10) Như vậy:
Tổng chi phí khai thác tàu trong 1 năm gồm cả lãi vay vốn (lãi thuê tài chính) (từ 3.1 3.10) = 9.374.082.701 đồng/năm.
Hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư - Tổng doanh thu: 14.160.000.000 - Thuế GTGT (5%): 674.285.714đ - Doanh thu thuần: 13.845.714.286đ - Tổng chi phí: 9.374.082.701đ
- Lợi nhuận trước thuế: 4.111.631.584 đ - Thuế TNDN (28%): 1.151.256.843đ - Lợi nhuận ròng: 2.960.374.741đ
Kỳ hoàn vốn đầu tư = Error!
= Error! = 4,89 năm = 5 năm
Để dự phòng về thời gian sửa chữa tàu định kỳ và những rủi ro bất khả kháng như sửa chữa, mưa, bão kéo dài…, theo đề nghị của khách hàng, thời hạn xin thuê 05 năm là hợp lý.
Hiệu quả kinh tế, xã hội:
Tạo việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu cho doanh nghiệp, tăng nguồn thu cho NSNN địa phương.
d) Nguồn vốn dùng để trả nợ
- Từ nguồn vốn khấu hao tài sản cố định thuê tài chính: 2.582.933.049đ/năm - Lợi nhuận của dự án: 2.960.374.741 đ/năm
- Lãi thuê tài chính đã được dự tính trong chi phí: 1.321.125.301 đ/năm
e) Kế hoạch thuê và trả nợ:
- Phân kỳ trả nợ: 20 kỳ Trong đó:
+ Thời gian ân hạn: 2 kỳ (trả lãi 03 tháng/1 kỳ)
+ Sau thời gian ân hạn: 18 kỳ (trả nợ theo quý - 03 tháng/01 kỳ) - Lãi suất cho thuê: 1,00%/tháng (3,03%/quý)
- Kế hoạch thu nợ gốc và lãi tiền thuê: + Thu nợ gốc theo quý (03 tháng/1 kỳ) + Thu lãi tiền thuê theo quý (03 tháng/1 kỳ).
f) Các hình thức đảm bảo hợp đồng cho thuê tài chính:
Số tiền đặt cọc: 9.382.629.525 đồng, Tỷ lệ: 35 % giá trị tài sản cho thuê Số tiền ký cược: 600.000.000 đồng, Tỷ lệ: 2% giá trị tài sản cho thuê Hình thức khác: 0 đồng
g) Bảo hiểm tài sản thuê
Tài sản cho thuê được bảo hiểm tại một công ty bán bảo hiểm. Phí bảo hiểm được nộp tại công ty bảo hiểm đó, mức phí bảo hiểm theo thoả thuận giữa Bên thuê với cơ quan bảo hiểm.
i) Đánh giá chung về dự án:
Dự án đầu tư có hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn đảm bảo trả nợ tiền thuê phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với định hướng phát triển kinh doanh của Công ty và địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động.
2.3. Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại công ty cho thuê tài chính I