Biến động pH

Một phần của tài liệu Tôm càng xanh (Trang 34 - 36)

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2.2.Biến động pH

Bảng 4.2. Giá trị p của trắc nghiệm t đối với pH sáng (trên đường chéo) và pH chiều (dưới đường chéo) của các nghiệm thức trong thí nghiệm 1

Các nghiệm thức Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3

Nghiệm thức 1 (7,930,201(1)±0,09; 7,97(2)±0,12) 0,857 (7,93(1)±0,09; 7,94(3)±0,12) Nghiệm thức 2 (7,960,259(1)±0,09; 7,98(2)±0,09) 0,304 (7,97(2)±0,12; 7,94(3)±0,12) Nghiệm thức 3 (7,960,781(1)±0,09; 7,96(3)±0,10) 0,410 (7,98(2)±0,09; 7,96(3)±0,10)

Ghi chú: (1) pH trung bình nghiệm thức 1, (2) pH trung bình nghiệm thức 2, (3) pH trung bình nghiệm thức 3

Ở các nghiệm thức sự khác biệt pH trong bể ương không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) (bảng 4.2).

Theo New (2002) khoảng pH tối ưu cho ấu trùng dao động từ 7,0-8,5. Khoảng dao động pH trong bể ương từ 7,4-8,5 (phụ lục) là nằm trong khoảng đề nghị của New.

4.2.3. Biến động NH3-N

Bảng 4.3. Giá trị p (in nghiêng) và giá trị trung bình (gạch dưới) của trắc nghiệm t đối với NH3-N giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm 2 (mg/l)

Các nghiệm thức Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3

Nghiệm thức1 0,284±0,105 0,48 0,75

Nghiệm thức 2 0,259±0,130 0,67

Nghiệm thức 3 0,274±0,125

Mức NH3-N tối ưu cho ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh theo New (2002), Lee và Wickins (1992) thì không được cao hơn 0,1 mg/l. Theo thực tế cho thấy lượng NH3- N trung bình của các nghiệm thức đã cao hơn mức đề nghị của 2 tác giả trên (0,284; 0,259; 0,67 lần lượt đối với nghiệm thức 1, 2 và 3 ở bảng 4.3) và như vậy NH3-N trong 3 nghiệm thức đã có ảnh hưởng tới sức khoẻ của ấu trùng thể hiện cụ thể qua tỷ lệ sống của 3 nghiệm thức đều chưa cao (biểu đồ 5).

Mức NH3-N cao trong bể ương một phần do hiệu quả xứ lý yếu của hệ lọc và khi nước ra từ hệ lọc cấp vào bể ương đã có một lượng NH3-N (0,1 mg/l) cộng với sự trao đổi chất trong quá trình hoạt động của ấu trùng, Artemia, thức ăn dư thừa đã làm cho NH3-N bể ương cao.

Nhận xét

Qua sự khảo sát các yếu tố môi trường chính của các mật độ nuôi khác nhau chúng tôi có một số ghi nhận như sau:

- Nhiệt độ trung bình vào buổi chiều của các nghiệm thức khá lớn (trên 310C) và nhiệt độ lệch trung bình trong ngày cao trên 10C chưa tốt cho sự phát triển của ấu trùng. Khi đó mức pH trung bình trong các nghiệm thức lại rất thích hợp với ngưỡng sinh lý của ấu trùng

- Lượng NH3-N trung bình khá trong bể ương khá cao và đã vượt ngưỡng của New (2002), Lee và Wickins (1992) là điều kiện sống không tốt cho ấu trùng. Do lượng NH3-N đầu vào đã chưa tốt cộng với kỹ thuật quản lý kém đã ảnh hưởng đến lượng NH3-N trung bình của bể ương.

Một phần của tài liệu Tôm càng xanh (Trang 34 - 36)