PH nước đầu vào và đầu ra hệ lọc

Một phần của tài liệu Tôm càng xanh (Trang 28 - 33)

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.1. pH nước đầu vào và đầu ra hệ lọc

So sánh chỉ số pH nước đầu vào và nước đầu ra của hệ lọc là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,032 < 0,05).

Độ pH trung bình giữa nước đầu vào và nước đầu ra của hệ lọc lần lượt là 8,09 ± 0,13; 8,05 ± 0,13.

Độ pH nước ra (là nước cấp trực tiếp vào bể nuôi) nằm trong ngưỡng thích hợp của ấu trùng, theo đề xuất của New và Shingolka (1985) pH thích hợp cho tôm từ 7,0-8,5.

Độ pH trung bình của nước đầu vào cao hơn nước đầu ra là do nước vào hệ lọc là nước thải từ bể nuôi. Một số quá trình xảy ra trong bể ương như sự hoạt động của ấu trùng, Artemia và chủ yếu là lượng thức ăn thừa và cặn ở đáy bể phân huỹ đã ảnh hưởng đến pH trong bể ương (New và Valenti, 2000).

4.1.2. Biến động NH3-N đầu vào và đầu ra hệ lọc

0.2 0.1 0.2 0 0.050.1 0.150.2 0.25 Nước đầu vào hệ lọc Nước đầu ra hệ lọc Nước bể ương m g/ lí t NH3-N

Biều đồ 1. So sánh chỉ tiêu NH3-N trung bình của nước đầu vào và đầu ra hệ lọc với NH3-N trung bình trong bể ương

Tính toán của chúng tôi cho thấy sự khác biệt giữa hàm lượng NH3-N nước đầu vào và đầu ra hệ lọc là rất có ý nghĩa thống kê học (p = 1,66x10-28 << 0,05).

Nước trong bể ương được thay hàng ngày bằng nước đầu ra của hệ lọc và nước đầu vào hệ lọc phản ánh chất lượng nước trong bể ương, do nước đầu vào hệ lọc là nước thải ra của tất cả các bể ương.

Lượng NH3-N đầu ra hệ lọc so với đầu vào hệ lọc cho biết hệ lọc có khả năng xử lý NH3-N thể hiện cụ thể qua chỉ số NH3-N của nước đầu vào gấp 2 lần (0,2/0,1) nước đầu ra của hệ lọc (biểu đồ 1).

Thực tế cho thấy lượng NH3-N trong bể cao hơn ngưỡng thích hợp, theo một số tác giả New (2002) và Lee & Wickins (1992) lượng NH3-N trong ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh phải nhỏ hơn 0,1 mg/l.

Hệ lọc có khả năng xử lý được lượng NH3-N nhưng hiệu quả không cao, có thể do vi sinh vật chuyển hóa ammonia thấp, thiếu một số chủng vi khuẩn hoặc hệ lọc đã quá tải, sự hoạt động của Ozone kém hiệu quả. Và do đó khả năng xử lý NH3-N của hệ lọc chưa xử lý hết lượng NH3-N để tạo một môi trường sống tốt cho ấu trùng.

4.1.3. Biến động NO2-N 1.93 0.044 0.32 0 0.5 1 1.5 2 2.5

Nước đầu vào hệ lọc Nước đầu ra hệ lọc Nước bể ương m g/ lí t NO2-N

Biểu đồ 2. So sánh chỉ tiêu NO2-N của nước đầu vào và đầu ra hệ lọc với NO2-N trong bể ương

Chất lượng nước đầu ra hệ lọc có lượng NO2-N khá thấp (0,044 mg/lít) trong khi đó lượng NO2-N này trong nước đầu vào hệ lọc lại ở mức rất cao (1,93 mg/lít).

So sánh thống kê về sự khác biệt giữa hàm lượng NO2-N nước đầu vào và đầu ra hệ lọc là rất có ý nghĩa thống kê (p = 8,9x10-17 <<0,05).

Do nước đầu vào hệ lọc chính là nước thải tập trung ở đáy của nhiều bể ương (do thức ăn thừa và xác Artemia và ấu trùng chết làm chất lượng môi trường bị ô nhiễm). Điều này cho thấy hàm lượng NO2-N trong các bể ương rất cao, sự hoạt động của ozone cũng như hệ lọc chưa giải quyết được lượng NO2-N trong bể ương.

Theo New và Shingolka (1985) thì không nên lấy nước nuôi có lượng NO2-N cao hơn 0,1 mg/lít. Hàm lượng NO2-N trong bể ương đã cao gấp 3,2 lần (0,32/0,1) ngưỡng của New và Shingolka (1985). Thực tế cho thấy lượng NO2-N trong nước ra hệ lọc có những ngày tăng đến 0,2 mg/lít (Phụ lục) là cao hơn so với đề nghị của New và Shingolka (1985) đối với nguồn nước cấp vào bể ương.

Thêm nữa lượng NO2-N trung bình của nước đầu vào hệ lọc chính là nước thải ra từ tầng đáy của các bể ương. Với mức NO2-N trung bình 1,93 mg/l là rất cao và ngưỡng trên của ấu trùng đối với NO2-N theo một số tác giả Aquacop (1977, 1983), Griessinger (1986), Liao và Mayo (1972) là 0,35 mg/l. Như vậy lượng NO2-N trung bình ở đáy bể ương đã cao hơn ngưỡng sinh lý của ấu trùng 5,5 lần (1,93/0,35).

Chúng ta thấy rằng nếu có cơ hội trộn lẫn lượng NO2-N này vào bể ương sẽ làm cho lượng NO2-N bể ương tăng cao đến mức nguy hiểm cho ấu trùng. Đó là những lúc khi tiến hành làm vệ sinh đáy bể sẽ khuấy động đến lượng chất thải ở đáy. Những lúc như thế này có lẽ sẽ làm cho ấu trùng dễ bị stress với lượng NO2-N trong bể đột ngột tăng cao do lượng NO2-N trong bể cũng đã khá cao là 0,32 mg/l (biểu đồ 2).

Tuy nhiên, nhìn nhận từ khía cạnh làm giảm tác hại của NO2-N thì hệ lọc đã có hiệu quả. Nếu so sánh lượng nước vào và ra hệ lọc thì sau khi qua hệ lọc NO2-N đã giảm được 1,93/0,044 = 43,8 lần (phụ lục 4), tuy nhiên sự góp phần của hệ lọc chưa tạo điều kiện tốt cho ấu trùng tôm càng xanh thể hiện qua việc chưa loại bỏ hết hàm lượng NO2-N trong bể ương.

4.1.4. Biến động Vibrio 22812 3314 0 5000 10000 15000 20000 25000

Vibrio bể ương Nước đầu ra hệ lọc

C

fu

/m

l

Vibrio

Biểu đồ 3. So sánh hàm lượng Vibrio tổng số nước đầu ra hệ lọc với Vibrio tổng số của bể ương

Qua kết quả khảo sát chất lượng Vibrio bằng cách nuôi cấy Vibrio trên môi trường thạch TCBS. Kết quả cho thấy lượng Vibrio trong bể ương biến động rất lớn, mật độ Vibrio trung bình trong bể là 22812 ± 24936 cfu/ml. Trong khi đó mật độ này ở nước đầu ra hệ lọc (nước cấp vào bể) là 3314 ± 3989 cfu/ml (biểu đồ 3).

Theo tiêu chuẩn nghành (1995) của Bộ Thuỷ Sản đối với nước ương giống tôm càng xanh thì mật độ Vibrio tổng số trong bể ương phải thấp hơn 1000 cfu/ml. Nước đầu ra hệ lọc (là nước đầu vào bể ương) đã cao hơn tiêu chuẩn này 3,3 lần (3314/1000).

Kết quả nghiên cứu của Hoa và ctv (2002) cho thấy ở mật độ Vibrio từ 105 – 107

cfu/ml ấu trùng tôm càng xanh chết 18 – 80% sau 48 giờ. Mức Vibrio trung bình trong bể ương (22812 ≈ 2,3x104 cfu/ml) tuy chưa đạt đến ngưỡng gây chết của Hoa nhưng với mức Vibrio trung bình trong bể cao đả ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ ấu trùng.

Nguyên nhân nước trong bể ương có mật độ Vibrio cao có thể là do môi trường nước trong hệ lọc bị nhiễm Vibrio, hiệu quả của ozone cùng với sự hoạt động của fresh protein skimmer không có khả năng diệt Vibrio được thể hiện qua chỉ tiêu Vibrio của nước đầu ra cao.

Nhật xét

Qua sự khảo sát biến động môi trường hệ lọc, chúng tôi có một số ghi nhận sau đây:

- Độ pH nước đầu ra hệ lọc phù hợp dùng để ương ấu trùng tôm càng xanh.

- Lượng NH3-N, NO2-N nước đầu ra hệ lọc thấp hơn nước đầu vào hệ lọc (2 lần) và (43,8 lần) cho thấy hệ lọc có khả năng xử lý được NH3-N và NO2-N.

→ từ đó cho thấy hệ vi sinh vật trong hệ lọc và Ozone đã phát huy tác dụng tuy nhiên việc xử lý NH3-N và NO2-N chưa mang lại một môi trường sống tốt cho ấu trùng. Điều này cho thấy mức NO2-N và NH3-N trong bể ương đã vượt quá khả năng lọc của vi sinh vật và khả năng khử NH3-N, NO2-N của Ozone.

- Có sự nhiễm Vibrio trong bể ương (hàm lượng trung bình 22812 cfu/ml) và nước đầu ra hệ lọc (hàm lượng trung bình 3314 cfu/ml) chứng tỏ kỹ thuật quản lý chưa tốt, nhất là kỹ thuật chăm sóc và cho ăn hàng ngày. Vibrio cao trong bể ương chứng tỏ nước bể ương bị nhiễm bẩn và nước bể ương nhiễm bẩn là do thức ăn thừa trong bể ương.

Một phần của tài liệu Tôm càng xanh (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w