KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH TRỒNG lúa và TRỒNG RAU tại HUYỆN BÌNH CHÁNH (Trang 63 - 65)

5.1. Kết luận

Thông qua thực trạng hiện nay cho thấy trong quá trình canh tác các mô hình nông nghiệp nói chung điều gặp nhũng khó khăn và thuận lợi nhất định. Với mô hinh trồng lúa thì được thực hiện qua hai vụ đó là vụ hè-thu và vụ mùa, vụ hè- thu tương đối thuận lợi về điều kiện thời tiết cũng như các loại giống mới như OM35-36, OM1490, MTL250 nên năng suất của vụ này tương đối cao so với vụ mùa. Bước sang vụ mùa giống chủ yếu là giống Nàng Thơm với phương thức cấy là chủ yếu, điều kiện thời tiết không thuận lợi cho sản xuất nên cây dễ mắc bệnh. Đây là nguyên nhân làm giảm năng suất lúa ở vụ mùa.

Bên cạnh đó cây rau được trồng 2 vụ có hộ trồng 3 vụ tùy theo mục đích sử dụng đất sử cho năm sau. ở hai vụ đầu với cây giống chủ yếu là Cải Ná, sang vụ 3 thì hầu như người nông dân trồng tổng hợp gồm nhiều loại rau như: cải xanh, cải ngọt…. Đối với cây rau thì công lao động dành cho việc chăm sóc hàng ngày rất cần thiết, đặc biệt là nguồn vốn đầu vào rất lớn so với cây lúa.

Xét về mặt kinh tế thì cả hai mô hình đều đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân, tuy nhiên cây rau mang tính rủi ro cao hơn cây lúa và suất sinh lợi từ 1đ chi phí bỏ ra nhỏ hơn cây lúa tuy nhiên chênh lệch này không lớn. Thông qua phương pháp phân tích độ nhạy của lợi nhuận cũng như danh thu khi giá đầu ra và giá của chi phí đầu vào chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí biến đổi, cho thấy rõ tốc độ thay đổi của lợi nhuận theo các yếu tố này của cây rau mạnh hơn cây lúa nhiều. Xét về các yếu tố khách quan thì cây rau cũng gặp khá nhiều khó khăn đó là: thị trường tiêu thụ chưa có, giá cả, kỹ thuật không được người dân hiểu biết, thị trường rau sạch, rau an toàn ngày càng được mở rộng, chi phí đầu vào quá lớn. Trong khi đó Lúa là cây trồng

đối ổn định, thị trường tiêu thụ được khẳng định. Với những lý do nghịch nhau nên có thể trả lời được tại sao diện tích trồng rau vẫn không được mở rộng mặt dù năm 2005 chính quyến địa phương có chính sách chuyển đổi.

Vậy vấn đề lựa chọn mô hình canh tác tùy thuộc vào rất nhiều vào các nhân tố mà đặc biệt là các nhân tố cá ảnh hưởng đến năng suất cây trồng hay còn gọi là những yếu tố vốn có của người nông dân, đồng thời các yếu tố tác động từ chính quyền địa phương cũng mang tính quyết định vì nó thể hiện độ tin cậy khi được sự ủng hộ từ chính quyền.

5.2. Kiến nghị

Đề tài tập trung vào việc đánh giá xem hiệu quả mang lại cũng như rủi ro tồn đọng từ hai mô hình cây nông nghiệp lúa và rau. Nên kiến nghị của đề tài tập trung các mặc chủ yếu như: Chính quyền địa phương xã cũng như các cấp cần tạo điều kiện cho người nông dân cảm thấy thật an toàn khi quyết định lựa chon mô hình sản xuất. Đối với những hộ có điều kiện phù hợp trong việc trồng lúa thì giúp họ cũng cố và tiếp tục phát triễn mô hình này, như lao động gia đình ít, nguồn chi phí đầu vào thấp. cần đảm bảo nguồn đầu ra tránh hiện tượng người nông dân bị ép giá bởi các thương lái, Đảm bảo nguồn tín dụng khi cần thiết, tuy nhiên vấn đề canh tác cây lúa theo truyền thống cần được chuyển đổi thông qua việc tuyên truyền giúp người nông dân hiểu rõ lợi ích của các buổi tập huấn KN.

Với những hộ có nguồn lao động gia đình dồi dào, có cơ sở kinh tế, đất phù hợp cho cây rau thì khuyến khích họ trồng rau. Tiếp theo sau đó cần cung cấp cho họ những thông tín về giá thị trường, đảm bảo nguồn sản phẩm đầu ra với giá đảm bảo. Nên định hướng người dân sản xuất theo mô hình rau an toàn, hổ trợ nguồn vốn đầu vào khi cần thiết với mức lãi suất phù hợp.

Không nên có chính sách thuần hóa cây rau trong tương lai, mà chính quyền địa phương cần có sự kết hợp hài hòa giữa DT canh tác lúa và rau trong DT đất canh tác của hộ. Để tránh tình trạng người nông dân không làm chủ nguồn lương thực chủ yếu của chính họ, vì điều này luôn tạo sự lo lắng cho người nông dân trong đời sống hằng ngày.

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH TRỒNG lúa và TRỒNG RAU tại HUYỆN BÌNH CHÁNH (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w