Bảng 6: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm (1999 - 2001)
Chỉ tiêu
Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
Số lượng (triệu đ) Cơ cấu (%) Số lượng (triệu đ) Cơ cấu (%) Số lượng (triệu đ) Cơ cấu (%) I. Tổng giá trị sản xuất 443.436 100,00 427.739 100,00 478.664 100,00 1. Ngành N.L. Thủy sản 276.156 62,28 314.969 66,63 318.988 66,64 a. Nông nghiệp 270.709 98,03 309.471 98,25 313.462 98,27 b. Lâm nghiệp 570 0,21 627 0,20 652 0,20 c. Thủy sản 4.877 1,76 4.871 1,55 4.874 1,53 2. Ngành CN - TTCn 96.939 14,42 48.149 10,18 49.330 10,31 3. Ngành T. nghiệp - dịch vụ 103.314 23,3 109.621 23,19 110.346 23,05 II. Các chỉ tiêu bình quân
1. Lương thực BQ/năm (kg) 618 730 7352. BQ thu nhập người/năm 2. BQ thu nhập người/năm
(tr.đ)
1,93 2,14 2,31
(Nguồn: Phòng thống kế huyện Vụ Bản)
Qua bảng 6 cho thấy giá trị sản xuất năm 1999 đạt 443.436 triệu đồng, đến năm 2001 đạt 472.664 triệu đồng (tăng 6,61%). Bình quân trong 3 năm tăng 3,9%/năm. Trong tổng giá trị sản xuất thì giá trị sản xuất Nông - Lâm - Thuỷ sản hiện chiếm tỷ trọng cao. Năm 1999 chiếm 62,28%, năm 2001 chiếm 66,64%. Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - TTCN chiếm tỷ lệ thấp (Namư 1999 chiếm 04,4242%, năm 2001 chiếm 10,31%). Giá trị sản xuất ngành Thương nghiệp - Dịch vụ năm 1999 chiếm 23,19%, năm 2001 chiếm 23,05%. Nhìn chung qua 3 năm giá trị sản xuất Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản có tốc độ tăng đáng kể (7,48%). Trong khi ngành Thương nghiệp -Dịch vụ chỉ tăng 3,33%, riêng ngành TTCN - CN lại giảm (21,17%). Nguyên nhân là do thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn.
Trong Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản thì giá trị ngành Nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng rất cao. Năm 1999 nông nghiệp có giá trị sản xuất chiếm 98,03%, năm 2000 có giá trị sản xuất chiếm 98,27%.
Như vậy xét trên góc độ tổng thể các điều kiện tự nhiên (Đất - Nước - Khí hậu - Thủy văn) là cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội nói chung cho thấy Vụ Bản là một huyện có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế nói chung - đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất ngành trồng trọt nhưng vẫn chưa được quản lý, khai thác - sử dụng có hiệu quả. Bên cạnh đó các hạn chế, khó khăn cũng không ít trở ngại. Vấn đề cốt lõi hiện nay là Vụ Bản phải tập trung mọi nguồn lực để phát triển sản xuất trên cơ sở khai thác hợp lý các nguồn lực đó.
IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Giới thiệu phương pháp nghiên cứu.
Mỗi môn khoa học đều nghiên cứu phạm vi điều kiện nhất định xảy ra trong tự nhiên và trong xã hội. Trong quá trình nghiên cứu người ta phải sử dụng các phương pháp khác nhau, đặc đỉem của phương pháp bắt nguồn từ tính chất của hiện tượng nghiên cứu. Tổng thể các phương pháp nhằm nhận thức hiện tượng nghiên cứu. Như vậy, phương pháp bắt nguồn từ thực tiễn khách quan, phản ánh các quy luật của khác quan của đối tượng mình nghiên cứu. Tầm quan trọng của phương pháp nghiên cứu là phản ánh và thực tiễn một công cụ có hiệu quả để nghiên cứu cải tạo thế giới quan. Chính vì thế chúng tôi đã chọn phương pháp sau để nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và phát triển các mô hình HTX kiểu mới ở huyện Vụ Bản - Nam Định".
- Phương pháp thống kế kinh tế : là phương pháp nghiên cứu mặt lượng (của các hiện tượng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động và sản xuất) trong mối liên hệ với mặt chất của số lớn các hiện tượng kinh tế xã hội xảy ra
trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, trong điều kiện địa điểm và thời gian cụ thể.
- Phương pháp điều tra chọn mẫu điển hình.
- Phương pháp điều tra và đánh giá phát triển nông thôn và một số phương pháp khác.
2. Áp dụng các phương pháp nghiên cứu.
Áp dụng phương pháp trên vào nghiên cứu đề tài chúng tôi tiến hành giải quyết các vấn đề sau:
a. Phương pháp thu thập tài liệu
- Thu thập tài liệu thứ cấp: Tài liệu của phòng kế hoạch, thống kê kinh tế của UBND huyện Vụ Bản như tình hình cơ bản, báo cáo tổng kết của các HTX, tài liệu nói về kinh tế hợp tác và HTX qua sách báo, tạp chí có liên quan đến đề tài.
- Thu thập tài liệu sơ cấp: các báo cáo tổng kết của các HTX được nghiên cứu cụ thể, các thông tin về HTX từ ban quản lý xã viên của HTX và các hộ nông dân trước, trong và sau khi chuyển đổi HTX theo luật
Thu thập các quan điểm và ý kiên đánh giá của các chuyên gia và cán bộ trực tiếp chỉ đạo côg tác này.
b. Tổng hợp tài liệu và phân tích tài liệu
- Dùng phương pháp thống kê kinh tế để phân tích tài liệu tổng hợp và phân loại các loại chỉ tiêu so sánh như tốc độ tăng trưởng và so sánh các ngành giữa các mô hình…
- Dùng phương pháp duy vật biện chức và duy vật lịch sử để xem xét các hiện tượng, phân tích và đánh giá sự phù hợp của việc đổi mới sang mô hình HTX kiểu mới với quy luật phát triển cũng như chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước.
- Dùng phương pháp điều tra đánh giá phát triển nông thôn nhằm vào các mục tiêu sau:
+ Đánh giá nhu cầu phát triển nông nghiệp - nông thôn và phát triển chung của cộng đồng. Từ đó xem xét tính phù hợp và những thành tích đạt được của mô hình HTX kiểu mới bên cạnh đó tìm ra những tồn tại và vấn đề mới nảy sinh để tiếp tục nghiên cứu và giải quyết.
+ Xác định các vấn đề cần ưu tiên để tiếp tục nghiên cứu nhu cầu phát triển của nó.
+ Đánh giá khả năng thực hiện (theo tiêu chuẩn kinh tế, xã hội và kỹ thuật) của sự can thiệp đổi mới có kế hoạch.
+ Xác định các điểm cần ưu tiên trong quá trình hoạt động của các mo hình HTX kiểu mới.
+ Tiến hành các hoạt động chính thức cũng như phụ trợ để các mô hình HTX kiểm mới phát triển tốt hơn.
+ Có kế hoạch giám sát các hoạt động phát triển ở những mô hình HTX kiểu mới để kịp thời có những giải pháp giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển, để các mô hình HTX này ngày càng hoàn thiện và phát triển.
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU