1. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu một số chỉ số hình thái và sinh lý của học sinh trường tiểu học Xuân Hoà- Phúc Yên, chúng tôi kết luận như sau:
1. Chiều cao đứng của học sinh tăng dần theo lứa tuổi. Tốc độ tăng chiều cao của học sinh nam lớn nhất ghi được lúc 10 tuổi là 7.4 ± 0.2 (cm) còn của học sinh nữ ghi được cũng là lúc 10 tuổi là 9.9± 0.1cm.
2. Trọng lượng cơ thể của học sinh tăng dần theo tuổi. Mức tăng vòng ngực lớn nhất ở học sinh nam ghi được lúc 9 tuổi là 6.1 ± 0.1 (kg), còn ở nữ vòng ngực lớn nhất là lúc 10 tuổi là 5.8± 0.4 (kg).
3. Vòng ngực trung bình của học sinh tăng dần theo tuổi. Mức tăng vòng ngực lớn nhất ở học sinh nam ghi được là lúc 9 tuổi là 7.7 ± 0.2 (cm), còn ở nữ mức tăng vòng ngực trung bình lớn nhất lúc 10 tuổi là 5.9± 0.1(cm). 4. BMI, Pignet thay đổi không theo quy luật nhất định. Sự biến đổi 2 chỉ số này phụ thuộc ít vào chế độ khác nhau.
5. Thời gian phản xạ cảm giác – vận động của học sinh thay đổi theo tuổi và giới tính. Thời gian phản xạ cảm giác – vận động của học sinh giảm dần theo tuổi. Học sinh nam có thời gian phản xạ (thị giác – vận động: 499.30
149.30 ms; thính giác – vận động: 429.83 200.07 ms) ngắn hơn so với học sinh nữ (thị giác - vận động: 559.00 145.38 ms; thính giác – vận động: 437.33 224.20 ms.
2. Đề nghị.
2.1. Xây dựng môi trường giáo dục trong sáng lành mạnh, chú ý phát triển trí lực và thể lực. Phân bố thời gian học tập và thời gian nghỉ ngơi hợp lý, có chế độ dinh dưỡng cân đối và khoa học giúp các em phát triển tốt nhất, đặc biệt là với học sinh đầu cấp tiểu học.
2.2. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Đặc biệt giáo viên cần phải có những hiểu biết sâu sắc các đặc điểm sinh học và trí tuệ của học sinh để đưa ra các phương pháp thích hợp đạt hiệu quả cao. Ưu tiên sử dụng phương pháp trực quan để tăng khả năng quan sát, ghi nhớ của học sinh.