LỜI MỞ ĐẦU
TRƯỞNG
3.1 Yếu tố động lực và cơ chế vận hành để thực hiện mô hình
Khu vực kinh tế tư nhân: Hướng tới coi khu vực kinh tế tư nhân phải trở thành động lực quan trọng nhất mang tính quyết định đến thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
nền kinh tế, sẽ là mấu chốt cho việc thực hiện mô hình công nghiệp hóa một cách hiệu quả và chất lượng cao. Cần giải tỏa tư tưởng e ngại về vai trò và xu hướng phát triển của kinh tế tư nhân với tính định hướng xã hội chủ nghĩa mà thay vào đó là tư tưởng làm thế nào để tạo cơ hội cho khu vực tư nhân có điều kiện phát triển và phát huy tốt sức mạnh trong công nghiệp hóa và làm thế nào để quản lý tốt được khu vực này.
Hiểu được những hạn chế và bất cập của khu vực tư nhân, điều quan trọng là nhà nước sẽ phải làm tốt hơn nữa chức năng chính là cung cấp một môi trường thể chế minh bạch và hiệu quả. Trong đó các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần cạnh tranh với nhau một cách bình đẳng trên mọi mặt và giám sát hoạt động của các khu vực kinh tế theo luật pháp và các thể chế chính sách định hướng và điều tiết phát triển.
Khu vực kinh tế nhà nước: xác định lại phạm vi và nâng cao hiệu quả của yếu tố động lực thứ 2 của công nghiệp hóa, hiện đại hóa - hệ thống các doanh nghiệp nhà nước.
Khu vực doanh nghiệp nhà nước cần thu nhỏ lại, chỉ giữ những tập đoàn kinh tế và tổng công ty có hoặc có khả năng làm ăn đạt hiệu quả kinh tế. Phải mạnh dạn và nghiêm khắc thực hiện những quyết định tuyên bố giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, hoặc tìm những người có khả năng kinh doanh thật sự lấp vào chỗ những lãnh đạo kinh doanh được hệ thống chính trị bổ nhiệm theo những tiêu chuẩn ngoài kinh doanh.
Nhà nước cần giảm dần và đi tới xóa bỏ những đặc quyền đặc lợi cho các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, nhất là trong lĩnh vực tiếp cận vốn vay. Cần thực hiện các chính sách và quyết định cho vay theo các tiêu chuẩn hiệu suất kinh tế, không phải cho vay theo chính sách bất kể làm ăn thế nào, tính khả thi những dự án ra sao.
Nhiệm vụ cải tổ cơ chế doanh nghiệp nhà nước cần phải được làm ngay. Có thể thiết lập một cơ quan độc lập đủ mạnh để thực hiện một chương trình cải tổ này. Cơ quan này phải có quyền lực thực sự để giám sát, kiểm tra, bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo, và thông tin minh bạch đến nhân dân thông qua cơ quan tối cao đại diện là Quốc hội nhằm tạo một mối đồng thuận rộng khắp.
Phải có cơ chế hữu hiệu chống tham nhũng và thất thoát của công. Chẳng hạn nhà nước buộc những nhà lãnh đạo kinh doanh từ Chủ tịch Hội đồng quản trị đến các Tổng giám đốc, Giám đốc… trong các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước từ 5 năm qua khai báo minh bạch và công khai hoá tài sản chính đáng của mình, xử lý theo luật pháp những vi phạm nếu có, sẽ là một quốc sách mang lại niềm tin của nhân dân vào chế độ.
Các tập đoàn xuyên quốc gia: Chấp nhận sự chi phối của các tập đoàn xuyên quốc gia với vai trò là một động lực thứ 3 của quá trình thực hiện công nghiệp hóa.
Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, các công ty xuyên quốc gia là chủ thể chính - vừa là đạo diễn, vừa là diễn viên - của nền kinh tế thế giới, có mặt ở khắp mọi nơi với nhiều chiến lược: kết thành mạng lưới, sáp nhập, chia nhỏ, ... đã và đang chi phối hầu hết các hoạt động chủ yếu của nền kinh tế thế giới, trong đó có việt Nam. Các công ty xuyên quốc gia là thành phần có vai trò định vị cho từng quốc gia, lựa chọn sự tham gia của từng quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Yếu tố chủ thể và cơ chế vận hành quá trình công nghiệp hóa
Chủ thể thứ 1: Thị trường đóng vai trò điều tiết quá trình sản xuất và dịch vụ.
Để thực hiện được đầy đủ chức năng của thị trường, cần phải phát triển đồng bộ các thị trường trong nền kinh tế, tạo lập thể chế thị trường làm cơ sở cho phát triển kinh tế hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu và phát triển các ngành kinh tế. Hiện tại, nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển sang kinh tế
thị trường, vì vậy các loại thị trường chưa thực sự phát triển. Trên bình diện quốc tế, các tổ chức quốc tế, các quốc gia công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường chưa nhiều. Sự chậm trễ của quá trình phát triển đồng bộ thị trường, nhất là ở khu vực nông thôn gây nên những trở ngại cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình công nghiệp hóa. Việc phát triển đồng bộ thị trường cần tập trung vào phát triển thị trường quyền sử dụng đất; giải quyết tốt vấn đề vốn và phát triển thị trường vốn, phát triển thị trường các yếu tố đầu vào, đầu ra cho các ngành sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh và phát triển thị trường lao động; thị trường khoa học và công nghệ. Cần có sự kết nối giữa thị trường theo ngành hàng sản phẩm, thị trường trong nước với thị trường quốc tế, theo chuỗi giá trị toàn cầu.
Chủ thể thứ 2: Nhà nước đóng vai trò định hướng, điều tiết vĩ mô và hỗ trợ quá trình thực hiện.
Cần lưu ý đến một số vấn đề trong quá trình thực hiện chức năng này của nhà nước:
- Về vai trò cung cấp hàng hóa và dịch vụ: Rút dần vai trò của nhà nước trong lĩnh vực trực tiếp cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở lớn mạnh của khu vực tư nhân, hướng đến khu vực tư nhân phải trở thành động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Những lĩnh vực nào không biện minh được một cách thuyết phục rằng bắt buộc cần phải có sự can thiệp của nhà nước thì kiên quyết chuyển sang cho khu vực tư nhân đảm nhiệm. Lĩnh vực nào đòi hỏi nhà nước phải can thiệp thì cũng cần làm rõ: nhà nước chỉ cần can thiệp bằng cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư tư nhân hay cần can thiệp bằng cách tài trợ. Ngay cả khi đó thì đơn vị được lựa chọn để cung cấp hàng hóa và dịch vụ do nhà nước tài trợ cũng không nhất thiết phải là doanh nghiệp nhà nước mà có thể là các doanh nghiệp tư nhân có khả năng thực hiện một cách hiệu quả nhất. Nói cách khác, cần nghiên cứu phát triển các mô hình hợp tác công – tư đa dạng khác nhau, phù hợp điều kiện thể chế và trình độ phát triển của khu
vực tư nhân.
- Xác định rõ phạm vi sử dụng nguồn ngân sách nhà nước. Sau khi đã phân định rõ vai trò cung cấp hàng hóa và dịch vụ giữa nhà nước và tư nhân, nguồn ngân sách nhà nước cần được tái cơ cấu để tập trung chủ yếu vào (i) thiết lập môi trường thể chế chính sách; (ii) phát triển các lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu và (iii) giải quyết các vấn đề xã hội. Trong đó, giai đoạn 2011- 2010 sẽ là giai đoạn ưu tiên đầu tư mạnh mẽ hơn nữa để tạo dựng một môi trường thể chế, chính sách phù hợp với cơ chế thị trường.
- Về vai trò xây dựng và đảm bảo hiệu lực thực thi của môi trường thể chế. Cải cách hành chính phải được xem như một ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn 2011-2020, với mục tiêu tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của khu vực công, củng cố, duy trì lòng tin của nhân dân vào hệ thống chính trị và điều hành nhà nước. Trong mô hình “nhà nước phục vụ”, người dân vừa là cử tri lựa chọn chính phủ, là người đại diện cho lợi ích của mình, vừa người đóng thuế cho nhà nước, vừa là người thụ hưởng các dịch vụ do nhà nước cung cấp. Là người đóng thuế, người dân có quyền được biết tiền thuế của họ đã được thu và sử dụng như thế nào. Là khách hàng của dịch vụ công, sự hài lòng của người dân đối với các dịch vụ này phải là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá tính hiệu quả và hiệu lực của bộ máy công quyền. Sự hài lòng của người dân sẽ được thể hiện bằng sự lựa chọn người đại diện quyền lợi của họ thông qua phiếu bầu. Chỉ khi nào bộ máy nhà nước thực sự nhạy bén trước ba vai trò đó của người dân thì chất lượng phục vụ của bộ máy hành chính mới có sự thay đổi về chất. Và khi đó mới có thể coi tiền đề cho các thể chế kinh tế thị trường đã được thiết lập để sang giai đoạn 2021-2030 có thể vận hành các thể chế hoàn chỉnh đó một cách thông suốt
Chủ thể thứ 3: Các định chế khu vực và quốc tế
Công nghiệp hóa gắn chặt chẽ với việc thực hiện các cam kết hội nhập khu vực và quốc tế (như gia nhập AFTA, APEC, WTO....). Tuỳ theo yêu cầu
của từng cam kết mà các quá trình cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành, các chính sách về công nghiệp, thương mại, đầu tư...ở nước ta phải có những điều chỉnh thích hợp. Đây là điều hết sức quan trọng mà một nước hội nhập quốc tế phải tính đến. Yếu tố định chế quốc tế sẽ còn là hậu thuẫn cho việt Nam về nhiều mặt: thị trường, các nguồn lực, kinh nghiệm tổ chức và quản lý... nhằm tạo ra một môi trường phát triển với nhiều cơ hội đồng đều, ít khác biệt và cách biệt cũng khiến cho tiến trình công nghiệp hóa của các nước đi sau được thực hiện thuận lợi nhất.
3.2. Những nguồn lực bảo đảm cho chuyển đổi mô hình