a. Bảo vệ chống quá tải (F49):
Quá tải làm tăng nhiệt độ của máy biến áp. Nếu mức quá tải cao và kéo dài máy biến áp bị tăng nhiệt độ quá mức cho phép, tuổi thọ của máy biến áp bị suy giảm nhanh chóng.
Đối với máy biến áp công suất lớn người ta sử dụng nguyên lý hình ảnh nhiệt
để thực hiện bảo vệ chống quá tải. Bảo vệ này phản ảnh mức tăng nhiệt độở những
điểm kiểm tra khác nhau trong máy biến áp và tuỳ theo mức tăng nhiệt độ mà có nhiều cấp tác động khác nhau: cảnh báo, khởi động các mức làm mát bằng cách tăng tốc độ tuần hoàn không khí hoặc dầu, giảm tải máy biến áp. Nếu các cấp tác
động này không mang lại hiệu quả và nhiệt độ của máy biến áp vẫn vượt quá giới hạn cho phép và kéo dài quá thời gian quy định thì máy biến áp sẽđược cắt ra khỏi hệ thống.
b. Bảo vệ kém tần (F81):
Là rơle dùng để tựđộng mở một số máy cắt cung cấp điện cho phụ tải khi tần số nguồn điện thấp hơn giới hạn cho phép so với tần sốđịnh mức là 50Hz. Việc cắt bớt một số phụ tải sẽ làm giảm phụ tải của nguồn phát điện, giúp khôi phục lại tần sốđịnh mức.
c. Bảo vệ dự phòng máy cắt hỏng (50BF):
Máy cắt là phần tử cuối cùng trong hệ thống bảo vệ có nhiệm vụ cách ly phần tử ra khỏi hệ thống. Vì máy cắt khá đắt tiền nên không thể tăng cường độ tin cậy bằng cách đặt thêm máy cắt dự phòng làm việc song song với máy cắt chính được. Nếu máy cắt từ chối tác động thì hệ thống bảo vệ dự phòng phải tác động cắt tất cả
những máy cắt lân cận với chỗ hư hỏng nhằm loại trừ dòng điện ngắn mạch đến chỗ
sự cố.
Khi xảy ra sự cố, nếu bảo vệở phần tử bị hư hỏng đã gởi tín hiệu đi cắt máy, nhưng sau một khoảng thời gian nào đó dòng điện sự cố vẫn còn tồn tại, có nghĩa là máy cắt đã từ chối tác động.
Hình 2.8 trình bày nguyên lý phối hợp tác động giữa bảo vệ của phần tử nối với thanh góp (bảo vệ khoảng cách chẳng hạn) với bảo vệ dự phòng máy cắt hỏng HMC. Hình 2.9 biểu diễn đặc tính thời gian loại trừ sự cố cho 2 trường hợp: a) Khi máy cắt làm việc bình thường và b) Khi máy cắt từ chối tác động. Một yêu cầu quan trọng là rơle quá dòng trong bảo vệ dự phòng chống máy cắt hỏng phải có thời gian trở về càng bé càng tốt (<20ms) ngay cả khi máy biến dòng bị bão hoà mạnh.
Từ hình 2.8 có thể nhận thấy rằng khi sự cố xảy ra trên D3 nếu máy cắt MC3 làm việc bình thường thì sau khi bảo vệ gửi tín hiệu cắt, máy cắt MC3 sẽ cắt và dòng điện đầu vào của bảo vệ dự phòng máy cắt hỏng HMC bằng không, bảo vệ sẽ
không thể khởi động được.
Hình 2.9: Biểu đồ thời gian loại trừ sự cố khi máy cắt làm việc bình thường và khi hư hỏng máy cắt.
Nếu máy cắt MC3 hỏng, từ chối tác động thì dòng điện sự cố sẽ liên tục đưa vào bảo vệ HMC, rơle quá dòng được giữở trạng thái tác động, sau khoảng 100ms bảo vệ HMC gửi tín hiệu đi cắt tất cả các máy cắt nối trực tiếp với phân đoạn thanh góp có máy cắt hỏng, cũng như máy cắt ởđầu đối diện của đường dây bị sự cố D3.