Đình Cổ Tích (Đình Hy Cương)

Một phần của tài liệu KHOA LUAN DEN HUNG docx (Trang 42 - 44)

2. 1 Khái quát chung đời sống kinh tế của người dân xã Hy Cương

3.1.1 Đình Cổ Tích (Đình Hy Cương)

Đình Cổ Tích hay còn gọi là đình Cả. Đình Cổ Tích là lấy tên nôm của làng vì có một thời tên làng là thôn Cổ Tích. Đình Cả bởi đây là tên gọi đình lớn nhất trong xã. Tên thường gọi trong nhân dân là đình Hy Cương thuộc xã Hy Cương – Việt Trì – Phú Thọ. Đình Hy Cương nằm trên gò cao, gọi là gò làng Cả.

Đình Hy Cương, theo truyền ngôn để lại được xây dựng từ lâu. Hiện đình không có bia ký, ngọc phả (tư liệu nào) ghi lại chính xác năm xây dựng đình. Qua khảo cứu chỉ thấy trên 2 câu đầu gian giữa đình có ghi : “Mậu ngọ niên kinh thủy, xuân tam nguyệt, hợi nhật, nhâm thìn thượng lương”. Nghĩa là vào giờ nhâm thìn, ngày hợi, tháng 3 (mùa xuân) năm Mậu ngọ dựng câu đầu, thượng lương đình này. Song không rõ năm Mậu ngọ nào. Theo truyền ngôn thì đình này được xây dựng vào thời Lê Trung Hưng, lí do là sau khi nhà Minh tàn phá khu di tích Đền Hùng, nhân dân đã gom góp làm lại đền Trung, rồi mới làm đình. Lịch sử làng còn ghi lại sau khi giặc Minh tàn phá chỉ còn có ông Hoàng Kim Đái, sau gặp lại ông Đào Đình Xô, ông Triệu Kim Ngũ. Ba anh em, họ đồng cư tương thân tương ái, cùng chiêu dân lập ấp làng Cổ Tích lại đông như trước. Trong thời gian này, miếu trên núi Hùng nơi dân làng thờ tự nhà nước phong kiến giao cho Xã Hy Cương làm xã trưởng tạo lệ.

Như vậy, đình Hy Cương có thể được xây dựng sau Đền Hùng. Từ những tư liệu trên, kết hợp với kiến trúc và điêu khắc, đình Hy Cương có thể được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ XVII. Vì kiến trúc đình còn lưu giữ nguyên cấu trúc ngôi đình cổ, đao mái chưa cong như các ngôi đình thế kỷ XVIII- XIX sau này. Vả lại nghệ thuật chạm khắc đình Hy Cương chủ yếu là xung quanh hình tượng rồng mang phong cách thời Hậu Lê. Vì vậy lịch sử xây dựng đình Hy Cương theo dòng thời gian để tìm niên đại là rất khó khăn. Đình Hy Cương từ khi xây dựng được lợp bằng lá gồi, lá cọ. Sau này đình Hy Cương đã được trùng tu, sửa chữa nhiều lần và có kiến trúc như hiện nay.

Đình Hy Cương thờ vua Hùng và Cao Sơn (thần núi) đã có công khai sáng, gây dựng và gìn giữ và bảo vệ đất nước từ buổi sơ khai. Hiện nay đình Hy Cương còn lưu giữ được cuốn ngọc phả viết năm Hồng Đức thứ nhất (1470) do Hàn lâm viện trực học sĩ Nguyễn Cố soạn. Ghi tóm tắt lịch sử hành trạng của các vua Hùng và các tướng lĩnh thời Hùng Vương.

Đình Hy Cương là một trong hệ thống di tích gắn liền với các đền trên núi Nghĩa Lĩnh – như một hệ thống tự hành khép kín của việc thờ tự tín ngưỡng truyền thống dân gian trong một làng ở vùng trung du đồng bằng Bắc Bộ.

Vì là một hệ thống liên quan nên thờ tự thành hoàng ở đình cũng là sự tiếp tục của việc thờ ở đền miếu trên núi Hy Cương. Cái khác là ở kiến trúc và vị trí không gian ở trên núi mà nay thần về cư trú không thường xuyên ở giữa đám thần dân. Điều đó nên đình càng có ý nghĩa lịch sử vì đây vẫn là nơi thờ thủy tổ của người Việt, thờ các vua Hùng có công dựng nước. Âm vang thờ tự đó đem lại giá trị đích thực cho ngôi đình Hy Cương.

Một phần của tài liệu KHOA LUAN DEN HUNG docx (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w