Những người làm nghề chụp ảnh quanh Đền Hùng

Một phần của tài liệu KHOA LUAN DEN HUNG docx (Trang 36 - 38)

2. 1 Khái quát chung đời sống kinh tế của người dân xã Hy Cương

2.2.2 Những người làm nghề chụp ảnh quanh Đền Hùng

Bên cạnh đội ngũ những người bán hàng quanh khu di tích lịch sử Đền Hùng thì còn đội ngũ những thợ ảnh. Hiện có khoảng 124 thợ ảnh làm việc tại đây dưới sự quản lí của Ban quản lý khu di tích lịch sử Đền Hùng (năm2009). Con số này là tương đối nhiều. Đội ngũ này góp phần đáp ứng nhu cầu của người dân khi về Đền Hùng muốn ghi lại những kỷ niệm tại chốn linh thiêng này. Đội ngũ thợ ảnh vào mùa lễ hội cũng tăng lên rất nhiều. Không chỉ người dân ở xã mà còn những người ở những nơi khác về.

Thu nhập bình quân của những người thợ ảnh này là 1600.000 đồng /người/năm. Đây cũng là thu nhập chính trong gia đình họ. Cũng giống như những người bán hàng cuộc sống của họ được cải thiện đáng kể. Trong gia đình của họ, có gia đình thì chồng làm nghề chụp ảnh trên Đền Hùng, vợ làm nông nghiệp. Có gia đình chồng làm nghề chụp ảnh, vợ bán hoa quả ở chợ. Cuộc sống của họ cũng khá giả. Trong dịp lễ hội là lúc cao điểm của họ, bởi lượng khách về Đền Hùng là rất đông. Tuy nhiên, Đền Hùng không chỉ thu hút khách vào dịp lễ hội mà hiện nay vào những dịp cuối tuần hay những dịp quan trọng cũng thu hút khách đến. Điều đó tạo ra việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định cho những người làm dịch vụ quanh Đền

Bên cạnh những dịch vụ trên thì Đền Hùng còn đem lại cho người dân quanh đây một số những dịch vụ khác kèm theo. Vào những ngày hội, lượng khách về Đền Hùng là rất lớn. Trong khi đó nhiều người muốn ở lại trong mấy ngày hội để thưởng thức các trò chơi, các nghi thức trong ngày giỗ Tổ. Vì thế những nhà nghỉ, nhà trọ được mọc lên rất nhiều để phục vụ khách. Nhiều gia đình cho khách vào trọ qua đêm hoặc cả ngày. Người dân cho thuê với giá từ 20- 50 nghìn đồng/ ngày, tùy thuộc vào mức độ tiện nghi của từng gia đình. Có những gia đình ở gần Đền Hùng thì chuyên cho thuê trọ, nhưng có những gia đình ở xa hơn một chút thì chỉ cho thuê trọ vào những ngày lễ hội. Những ngày lễ hội lượng khách dồn về đây là rất đông, dẫn đến tình trạng “cháy” các khách sạn và nhà nghỉ. Vì vậy đây là cơ hội cho những người dân quanh Đền Hùng làm dịch vụ này. Người dân cho thuê trọ với giá tương đối hợp lí, phù hợp với nhiều đối tượng. Có những gia đình trong mùa lễ hội cho thuê từ 3 đến 7 người. Nhiều gia đình, khách đặt luôn chỗ nghỉ cho năm sau. Đó thường là những thợ ảnh hay nhà báo từ nơi khác đến để lấy tin hoặc chụp ảnh… Đây cũng là nguồn thu lớn đối với người dân quanh khu vực Đền Hùng.

Ngoài ra, có dịch vụ khác như xe ôm. Các di tích ở Đền Hùng không nằm gọn trên một khu nên việc đi lại có phần không thuận tiện. Ví dụ như từ cổng Đền chính ra đền Mẫu Âu Cơ cách khoảng gần 2km. Từ cổng đền chính ra Đền Lạc Long Quân cũng cách khoảng hơn 2km. Vì vậy nên có nhiều khách chọn giải pháp là đi xe điện của ban quản lý hoặc thuê xe ôm. Do đó nhiều người dân chuyển sang làm dịch vụ xe ôm.

Như vậy có thể thấy rằng Đền Hùng đã kéo theo nhiều dịch vụ xung quanh phát triển. Người dân Hy Cương có thể chuyển sang nhiều hình thức dịch vụ khác nhau như : bán hàng, cho thuê trọ, thợ ảnh, xe ôm… Tất cả

Một phần của tài liệu KHOA LUAN DEN HUNG docx (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w