ODA phân bổ theo khu vực địa lý

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 68 - 101)

Cho tới nay nhiều chương trình, dự án thuộc nguồn vốn ODA đã được trải đều trên phạm vi cả nước như: Chương trình y tế quốc gia, đường giao thông nông thôn, cung cấp nước sạch, trồng rừng, giáo dục ...

Nguồn vốn ODA phân bổ theo khu vực địa lý 5 vùng trên được trình bày ở bảng 2.4

Bảng 2.4: ODA phân bổ theo khu vực địa lý thời kỳ 2001-2006

ĐVT: Triệu USD

STT Khu vực ODA Ký

kết

Tỷlệ (%)

1 Trung du, miền núi phía Bắc 1 038 8% 2 Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc

Bộ 3 343 25%

3 Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ 1 427 11%

4 Vùng Tây nguyên 496 4%

5 Đồng bằng sông Cửu Long đông Nam bộ và vùng kinh tế

trọng điểm phía Nam 2 315 17%

6 Các vùng khác 4 758 36%

Tổng cộng 13 377 100%

a. Vùng trung du miền núi phía Bắc

Đây được đánh giá là một trong những vùng nghèo nhất nước ta, với trên 40% hộ dân được coi là nghèo đói. Trong những năm qua nguồn vốn ODA đầu tư vào vùng này đã tăng lên nhưng vẫn còn thấp so với các vùng khác. Tổng nguồn vốn ODA từ năm 1993 đến nay đầu tư vào khu vực này đạt 1 038 triệu USD chiếm 8% so với tổng số ODA đã ký kết trong cả nước.

b. Vùng Tây Nguyên

So với năm 1993, Tây Nguyên đã giảm tỷ lệ nghèo đói từ 70% xuống còn 48% vào năm 2004, nhưng vẫn là một trong 3 vùng nghèo nhất của cả nước. Trong thời kỳ 1993-2006, Tây Nguyên được tiếp nhận nguồn vốn ODA ít nhất so với cả nước đạt khoảng 496 triệu USD chiếm 4% trong tổng số vốn ODA đã ký kết trong cả nước.

c. Vùng duyên hải Bắc và Nam Trung Bộ

Đây là vùng nằm trong khu vực thường xuyên bị thiên tai bão lụt, ảnh hưởng nặng nề. Trong thời kỳ 1993-2006 vùng này thu hút khoảng 1 427 triệu USD, chiếm 11% trong tổng số vốn ODA đã ký kết trong cả nước.

d. Vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Trong thời kỳ 1993-2006 đây là địa bàn thu hút vốn đầu tư ODA lớn nhất trong cả nước đạt 3 343 triệu USD đạt 25% trong tổng số nguồn ODA ký kết trong cả nước. Nguồn vốn ODA được phân bổ không đồng đều giữa các tỉnh trong vùng. Chủ yếu tập trung vào vùng tam giác kinh tế là Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.

e. Vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng lúa lớn nhất chiếm 47% sản lượng lúa trong cả nước và chiếm 80% sản lượng lúa xuất khẩu, đây là vùng kinh tế có vai trò quan trọng trong chiến lược an toàn lương thực quốc gia. Trong vùng có Thành phố Hồ Chí Minh, khu công nghiệp Biên Hoà, Bà Rịa Vũng Tàu. Giai đoạn 1993-2006 vùng đã thu hút được 2 315 triệu USD, chiếm 17% trong tổng nguồn vốn ODA đã ký kết trong cả nước.

Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 51 nhà tài trợ song phương và đa phương trong đó 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương có các chương trình ODA thường xuyên. Trong thời kỳ 2001-2006 nguồn vốn ODA đã bổ xung khoảng 11% cho tổng vốn đầu tư toàn xã hội và nguồn vốn ODA cấp phát qua ngân sách nhà nước chiếm trung bình khoảng 17% tổng đầu tư từ ngân sách. ODA đã thực sự trở thành nguồn vốn bổ sung quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mặc dù, phải huy động nguồn vốn ODA khá lớn, tính đến ngày 31/12/2004 nợ ODA của Việt Nam khoảng 9 tỷ USD trong đó khoảng 80% là vốn vay ưu đãi. Tuy nhiên, theo chiến lược vay trả nợ nước ngoài đã được Chính phủ phê duyệt, thì hiện nay nợ của Việt Nam vẫn nằm trong ranh giới an toàn.

2.2. QUY TRÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NNO&PTNT 2.2.1. Phân công trách nhiệm, thể chế đối với quản lý ODA tại Bộ NNo &

PTNT

Hiện tại, việc quản lý các chương trình,dự án ODA thuộc Bộ NNo&PTNT đang dựa trên một số văn bản chủ yếu sau:

- Nghị định của Chính phủ số 86/2002/NĐ - CP ngày 05/11/2002 phân công rõ chức năng, nhiệm vụ của từng Vụ, Cục trong Bộ NNo&PTNT về thực thi và quản lý ODA;

- Quyết định của Bộ trưởng Bộ NNo&PTNT số 45/2004/QĐ - BNN ngày 30/09/2004 - Ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ của nước ngoài trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Quyết định của Bộ trưởng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Ban quản lý dự án trung ương (CPO) - Thuỷ lợi, Nông nghiệp và Lâm nghiệp trong việc thực hiện các dự án ODA (Quyết định số 100/QĐ-BNN, số 101/QĐ-BNN, số 144/QĐ- BNN và số 37/QĐ-BNN) và;

- Hệ thống các Nghị định, Thông tư, hướng dẫn của Chính phủ về Đầu tư xây dựng cơ bản; Hệ thống các Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về quản lý tài chính, rút vốn, giải ngân nguồn vốn ODA.

Quyết định 45/2004/QĐ-BNN đã phân công cụ thể nhiệm vụ giữa các cơ quan trong Bộ đối với quá trình quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, cụ thể như sau:

+ Bộ NNo&PTNT: là ”Chủ quản đầu tư ” hay còn gọi là cơ quan chủ quản chương trình, dự án đối với chương trình, dự án do các đơn vị trực thuộc cơ quan Bộ hoặc các đơn vị thuộc Bộ trực tiếp triển khai thực hiện.

+ Vụ Hợp tác quốc tế: là cơ quan đầu mối giúp Bộ trưởng vận động, thu hút nguồn hỗ trợ nước ngoài đối với các chương trình, dự án cần ưu tiên. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, đề xuất thành lập Ban chuẩn bị dự án, Ban Điều hành dự án, Ban Quản lý dự án, Giám đốc dự án, trình Bộ trưởng quyết định. Phối hợp với các Vụ, Cục trong bộ, các Ban quản lý dự án, các cơ quan liên quan ở các Bộ ngành khác và các địa phương tham gia dự án để chỉ đạo, theo dõi, giám sát việc triển khai thực hiện dự án. Vụ Hợp tác quốc tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xác định danh mục, thứ tự ưu tiên các dự án vận động ODA từ các nhà tài trợ.

+ Vụ Kế hoạch: Là cơ quan chủ trì xác định chiến lược, qui hoạch, kế hoạch về các lĩnh vực danh mục dự án cần ưu tiên vận động nguồn hỗ trợ của nước ngoài. Thẩm định sự phù hợp các mục tiêu nội dung của dự án với chiến lược và kế hoạch phát triển ngành. Chịu trách nhiệm bố trí đủ vốn đối ứng và kế hoạch vốn nước ngoài cho các dự án vận hành đúng tiến độ.

+ Vụ Tài chính: Là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý về mặt tài chính kế toán các dự án ODA thuộc Bộ. Có trách nhiệm hướng dẫn các chủ dự án xây dựng qui chế quản lý tài chính định mức chi tiêu, xây dựng các qui chế giải ngân, rút vốn, báo cáo, thanh quyết toán. Chịu trách nhiệm kiểm tra định kỳ và thanh quyết toán hàng năm, kết thúc dự án.

+ Cục Quản lý Xây dựng Công trình: Là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quyền hạn về dự án quản lý đầu tư xây dựng công trình các dự án ODA thuộc Bộ quản lý. Phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán hạng mục công trình phù hợp với thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đã được phê duyệt.

+ Một số Vụ khác như: Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ với vai trò và chức năng của mình tham gia tổ chức thực hiện và thanh kiểm tra việc sử dụng các dự án ODA.

+ Ban chỉ đạo dự án: Căn cứ vào Hiệp định và yêu cầu, nội dung, qui mô của từng dự án, Bộ trưởng quyết định thành lập Ban Chỉ đạo dự án do một Thứ trưởng hoặc Thủ trưởng đơn vị làm Trưởng ban. Thành viên Ban Chỉ đạo dự án là đại diện của các Bộ, Ngành, địa phương và các lãnh đạo đơn vị có liên quan đến dự án, có thể có sự tham gia của các nhà tài trợ.

Ban Chỉ đạo dự án có nhiệm vụ: Chỉ đạo, đề ra phương hướng về cơ chế chính sách, kế hoạch phối hợp hoạt động thực hiện chương trình, dự án; Phê duyệt ngân sách, định kỳ, cả năm cho dự án; Quyết định những biện pháp cơ bản bảo đảm thực hiện dự án, kiểm tra, giám sát, sơ kết và tổng kết dự án; Xem xét điều chỉnh dự án khi cần thiết.

+ Các Ban Quản lý dự án thuộc Bộ: Hiện nay Bộ NNo&PTNT có 3 ban đó là Ban quản lý các dự án Nông nghiệp (CPO Nông nghiệp); Ban quản lý dự án Trung ương Thuỷ lợi (CPO Thuỷ lợi) và Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp (CPO Lâm nghiệp).

Các ban này là đầu mối chịu trách nhiệm quản lý hầu hết các dự án vốn vay lớn của Bộ. Trong các Ban này có nhiều dự án, mỗi dự án lại thành lập ra 01 Ban quản lý dự án trung ýõng (CPMU).

Mỗi CPMU chịu trách nhiệm quản lý 01 dự án cụ thể có thời hạn, có chức năng nhiệm vụ riêng. Mô hình các CPMU không thống nhất do yêu cầu khác nhau về sơ đồ tổ chức và cơ chế thực hiện. CPMU không phải là chủ đầu tư mà chỉ được giao thực hiện một số nhiệm vụ của Chủ đầu tư.

Hiện tại, CPO Nông nghiệp đang chịu trách nhiệm quản lý 8 dự án với số vốn khoảng 500 triệu USD tương đương 7,900 tỷ đồng; CPO Thuỷ lợi hiện đang quản lý 8 dự án với tổng số tiền 722 triệu USD tương đương 11,400 tỷ đồng; CPO Lâm nghiệp hiện đang quản lý 6 dự án với tổng vốn 278 triệu USD tương đương 4,392 tỷ đồng (Nguồn: Từ Bộ NNo&PTNT).

2.2.2. Phương thức thực hiện các chương trình ODA tại Bộ NNo&PTNT

- Giai đoạn hình thành ưu tiên: Thông qua văn phòng Chương trình hỗ trợ quốc tế (ISG), các đối tác (Lâm nghiệp, Giảm nhẹ thiên tai, Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn...);

- Giai đoạn xây dựng dự án: Các tỉnh, các Cục - Vụ - Viện;

- Giai đoạn thực thi dự án: chủ yếu giao cho các tỉnh (phi tập trung), các CPO (Thuỷ lợi, Nông nghiệp, Lâm nghiệp) điều phối thực hiện các dự án vốn vay và một số dự án Viện trợ không hoàn lại. Các Viện, trường thực hiện các dự án hỗ trợ kỹ thuật có liên quan;

- Vụ Hợp tác Quốc tế là cơ quan điều phối toàn bộ các hoạt động trên.

2.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NNo&PTNT TỪ NĂM 1993 ĐẾN NAY

2.3.1. Tình hình ký kết và phân bổ nguồn vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT

Nguồn ODA tại Bộ NNo&PTNT thời gian qua có qui mô tương đối lớn, duy trì đều đặn hàng năm, cân đối giữa các lĩnh vực và tỷ trọng.

Bảng 2.5: Nguồn vốn ODA cho NNo& PTNT thời kỳ 1993-2006

ĐVT: triệu USD TT Nội dung Tổng ODA ký kết ODA vay ODA viện trợ Tỷ lệ viện trợ/tổng số (%)

1 Tổng ODA được ký kết trong cả

nước 26 436 21 885 4 551 17,22

2 ODA cho ngành NNo&PTNT cả

nước 4 560 3 303 1 257 27,6

3 ODA cho ngành NNo&PTNT tại

Bộ NN và PTNT 2 827 1 726 1 101 39

Bảng 2.5 cho ta thấy trong giai đoạn 12 năm 1993-2006, Bộ NNo&PTNT đã vận động và thu hút được một lượng lớn vốn ODA để phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển của ngành. Nguồn vốn ODA huy động tại Bộ NNo& PTNT chiếm 62% so với tổng vốn ODA cho ngành nông nghiệp trong cả nước và chiếm 10,7% so với tổng ODA được ký kết trong cả nước trong giai đoạn này.

Chi tiết được thể hiện dưới đây:

2.3.1.1. Tình hình ký kết ODA hàng năm tại Bộ NNo&PTNT

Tình hình ký kết ODA hàng năm tại Bộ NNo&PTNT được trình bày trong hình 2.1 và bảng 2.6 dưới đây.

Bảng 2.6: Tình hình ký kết ODA hàng năm tại Bộ NNo& PTNT

ĐVT: triệu USD

Năm

Vốn vay Viện trợ không hoàn lại Tổng cộng

Giá trị (triệu USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu USD) 1993 76,5 84 14,3 15 90,8 1994 96 96 3,5 4 99,5 1995 150 77 44 23 194 1996 7,4 8 82,6 92 90 1997 45,6 42 61,4 58 107 1998 239,5 83 47,6 17 287,1 1999 133,7 64 71,2 36 204,9 2000 15 7 188,2 93 203,2 2001 181,4 72 67,6 28 249 2002 103 61 63,6 39 166,6 2003 123 85 21,3 15 144,3 2004 135,7 72 52,6 28 188,3 2005 233,5 66 119,5 34 353 2006 186 41,3 264 58,7 450 Tổng 1 726 61 1 101 39 2 827

Hình 2.1: Tình hình ký kết ODA hàng năm tại Bộ NNo&PTNT - 50,000,000 100,000,000 150,000,000 200,000,000 250,000,000 300,000,000 350,000,000 400,000,000 450,000,000 500,000,000 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Vay KHL

Nguồn: Cơ sở dữ liệu ODA từ năm 1993 – 2006, ISG - Bộ NNo&PTNT

Trong giai đoạn từ năm 1993 - 2006, Bộ NNo&PTNT đã đàm phán, ký kết với 41 nhà tài trợ với 282 dự án phát triển có tổng vốn tài trợ 2,827 tỷ USD, trong đó có 1 726 triệu USD vốn vay và 1 101 triệu USD vốn ODA không hoàn lại. Tính trung bình cả thời kỳ, tỷ lệ vốn ODA không hoàn lại trong Bộ NNo&PTNT, chiếm tương đối cao 39%.

Từ hình 2.1 và bảng 2.6 cho thấy, trong thời kỳ 1993-2006, bình quân mỗi năm Bộ NNo&PTNT đã huy động được 202 triệu USD, trong đó vốn vay là 123 triệu USD và vốn viện trợ không hoàn lại là 79 triệu USD.

Năm 2006 là năm Bộ NNo&PTNT ký kết được nhiều nhất, 68 dự án với tổng số vốn là 450 triệu USD, trong đó vốn không hoàn lại chiếm nhiều hơn, 264 triệu USD và vốn vay là 186 triệu USD. Tiếp đến, là các năm 2005 với số vốn ODA huy động 353 triệu USD; năm 1998 - 287 triệu USD và năm 2001 - 249 triệu USD.

Theo kế hoạch năm 2007, dự kiến Bộ NNo&PTNT sẽ ký 42 dự án với tổng số vốn là 581 triệu USD (vốn ODA không hoàn lại 112 triệu USD, vốn vay là 469 triệu USD), trong đó tập trung đầu tiên vào phát triển nông nghiệp, nông thôn; tiếp đến là thủy lợi và lâm nghiệp.

Từ bảng 2.6 và hình 2.1 cho ta thấy việc huy động vốn vay và vốn không hoàn lại cũng biến động thất thường do chính sách của các nhà tài trợ, do khâu chuẩn bị xây dựng dự án của Bộ triển khai còn chậm. Sự biến động này có thể thấy cả ở nguồn vốn vay và nguồn viện trợ không hoàn lại, cụ thể:

- Đối với vốn vay: Năm 1993 đạt 76,5 triệu USD, tăng lên 150 triệu vào năm 1995 và giảm rất thấp vào năm 1996 đạt 7,4 triệu USD, rồi đột biến tăng vào năm 1998 đạt 239,5 triệu USD. Sự tăng trưởng đột biến trong năm 1998 là do trong năm, Bộ đã hoàn thành đàm phán và ký kết hiệp định được nhiều dự án trong đó có dự án “Ngành cơ sở hạ tầng nông thôn” trị giá 150 triệu USD. Sau năm này nguồn vốn vay huy động được lại biến động thất thường để đến năm 2005 nguồn vốn ODA huy động đạt 233,5 triệu USD, do trong năm Bộ ký kết được dự án “Thuỷ lợi Phước Hoà” trị giá 150 triệu USD và một số dự án khác; năm 2006 số vốn vay lại giảm xuống còn 186 triệu USD do trong năm Bộ đã ký kết được dự án “Thủy lợi miền trung” với 74,3 triệu USD.

- Đối với vốn viện trợ không hoàn lại: Nguồn vốn huy động tăng dần từ 1993 đến 1996. Đến năm 2000, do Chính phủ Đan Mạch viện trợ không hoàn lại cho 2 chương trình, là “Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp” với số vốn 62,2 triệu USD

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 68 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w