1.10.2.Lợi ích từ các hồ chứa thuỷ điện

Một phần của tài liệu thủy điện (Trang 47 - 50)

TỈNH LÀO CAI TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM

1.10.2.Lợi ích từ các hồ chứa thuỷ điện

Để phát huy lợi thế từ du lịch nhằm thu hút ngày càng đông du khách đến với mình, Lào Cai đã tổ chức tuyên truyền, quảng bá các danh thắng, tiềm năng và thế mạnh của du lịch của mình thông qua các kênh: truyền hình, sách, báo và qua những sản phẩm lưu niệm do bà con các dân tộc tự làm. Nằm ở vị trí cầu nối giữa Tây Nam (Trung Quốc) với các địa phương trong nước và vùng Đông Nam Á thông qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu, Lào Cai đã từng bước đưa du lịch - ngành công nghiệp không khói - trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Các địa danh của Lào Cai như Sa Pa, Bắc Hà, cửa khẩu quốc tế, đền Thượng, đền Bảo Hà, dinh thự Hoàng A Tưởng... đã hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài nước. Các địa phương có điểm du lịch như thành phố Lào Cai, Sa Pa, Bắc Hà cũng không ngừng đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú, đáp ứng nhu cầu của du khách. Đến nay, trong toàn tỉnh đã có 230 cơ sở kinh doanh lưu trú với hơn 2.500 phòng, trong đó có 1 khách sạn được công nhận 4 sao, 1 khách sạn 3 sao và 5 khách sạn 2 sao.

Lào Cai đang phấn đấu đạt 1 triệu khách du lịch trong và ngoài nước trong mùa du lịch 2008. Để làm được điều này, Lào Cai đã và đang triển khai các đề án phát triển du lịch, đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng phục vụ du khách. Giữ gìn, tôn tạo những khu, điểm du lịch hấp dẫn, đa dạng hóa sản phẩm du lịch theo hướng chất lượng cao nhưng vẫn phải giữ được nét độc đáo, đặc trưng của từng địa phương, dân tộc. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho nhân dân trong

việc ứng xử văn minh phục vụ du khách, từ đó sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách. Gắn các lễ hội, những hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc của các dân tộc với hoạt động du lịch, phát triển du lịch làng bản, làng nghề phục vụ du khách.

Đặc biệt có thể sử dụng các hồ chứa thuỷ điện để phục vụ cho việc phát triển các loại hình du lịch. Với các mặt hồ chứa thuỷ điện có diện tích tương đối lớn như của nhà máy thuỷ điện Nà Le, Mường Khương ta có thể mở mô hình du lịch sinh thái (chèo thuyền, kết hợp với các tour du lịch bản làng….). Du lịch sinh thái kiểu kết hợp này không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn mang lại lợI ích về mặt môi trường.

Tuy nhiên, việc tính toán cho lợI ích du lịch từ các hồ chứa thuỷ điện rất khó tính toán. Để đạt kết quả chính xác cần có thời gian, kinh nghiệm và kinh phí. Do đó, trong khuôn khổ của chuyên đề này không đưa ra con số tính toán cụ thể; mà chỉ là giới thiệu về lợi ích du lịch của các hồ chứa thuỷ điện mà thôi.

1.10.2.2.Nuôi trồng thủy sản

Tỉnh Lào Cai hiện có hơn 1.400 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, tăng gần gấp đôi so với năm 2000. Riêng năm 2007, sản lượng thu hoạch thuỷ sản nuôi ước đạt gần 2.000 tấn, góp phần đáng kể bổ sung nguồn thực phẩm phục vụ đời sống đồng bào các dân tộc vùng cao.

Sau khi xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản được mở rộng do tận dụng mặt nước từ các hồ, đập thủy lợi và phát điện.

Theo nghiên cứu và tính toán thì diện tích nuôi trồng thủy sản chủ yếu tập trung ở các huyện phía nam tỉnh Lào Cai. Diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản lớn bao gồm ao, hồ, ruộng trũng và sông suối đến năm 2015 ước tính sẽ đạt 1.449,01 ha trên địa bàn toàn tỉnh, tăng so với năm 2004 (chỉ có 946,77 ha) là 502,24 ha.Trong đó huyện có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất là huyện Bảo Thắng với 632,86 ha, Mường Khương lợi dụng diện tích mặt nước của hồ thủy điện Nà Le và một số công trình khác trong vùng đã tăng được diện

tích có mặt nước nuôi trồng thủy sản lên 23,49 ha năm 2015 (trong khi hiện tại không có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản), tương tự tại Si Ma Cai là 5,9 ha.

Cùng nhiều mô hình khác, huyện Bảo Thắng, Mường Khương, Văn Bàn đã và đang khuyến khích bà con mở rộng, phát triển phong trào nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động đồng bào các dân tộc nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá, tăng thu nhập kinh tế cho các gia đình, góp phần tích cực xoá đói giảm nghèo.

Tiếp nhận thành công quy trình kỹ thuật sản xuất cá giống của Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1, năm 2007 Trung tâm Thuỷ sản Lào Cai đã cung ứng được hơn 750.000 con giống cá rô phi đơn tính, phục vụ chương trình nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh. Con giống sản xuất ra được trung tâm Thuỷ sản kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng, thú y thuỷ sản và dịch bệnh. Sau khi đưa vào nuôi thương phẩm tại Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên… cho thấy giống cá sinh trưởng và chống chịu bệnh cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết môi trường và phương thức nuôi của người dân địa phương. Theo dõi ở các mô hình, sau gần 5 tháng nuôi, với khả năng đầu tư chăm sóc trung bình theo phương thức nuôi bán thâm canh miền núi, cá sinh trưởng tốt, không có dịch bệnh, tỷ lệ sống đạt trên 85%. Không chỉ có con giống sạch bệnh, đạt tiêu chuẩn chất lượng, người nông dân còn nâng cao trình độ canh tác trong chăn nuôi thuỷ sản, sử dụng nguồn tài nguyên nước hợp lý, có ý nghĩa tích cực trong việc bảo vệ môi trường sinh thái.

Việc nghiên cứu tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cá rô phi đơn tính đực vừa được tổ chức nghiệm thu cơ sở trong tháng 10/2007, nhằm đánh giá sơ bộ kết quả ban đầu. Thành công là cơ sở để sản xuất giống thủy sản với số lượng lớn ổn định, kích thích nghi nuôi trồng tham gia phát triển kinh tế từ mô hình nuôi trồng thủy sản. Cá rô phi là đối tượng nuôi chưa sản xuất giống được tại Lào Cai, do vậy, từ thành công này, quy trình sản xuất được hoàn thiện phù hợp với điều kiện ở Lào Cai, sẽ đáp ứng tốt nhu cầu nuôi thủy sản thương phẩm của

nông dân trên địa bàn toàn tỉnh, nhất là các địa phương đang phát triển mạnh chăn nuôi thủy sản như: Bảo Thắng, Bát Xát, Bảo Yên và thành phố Lào Cai... Trong những năm tới Trung tâm Thủy sản sẽ là đơn vị tư vấn chuyển giao kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất giống tư nhân trong tỉnh ứng dụng công nghệ này. Đồng thời, tiếp tục thực hiện dự án ''Tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cá chép lai V1'' trong năm 2008 để hoàn chỉnh quy trình sản xuất giống 2 đối tượng thủy sản nuôi chủ lực lào Cai.

Phát triển nuôi thủy sản và khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản trong các hồ chứa, trên sông... nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm, cung cấp thực phẩm tại chỗ và cho các khu công nghiệp, các thành phố lớn, tiến tới xuất khẩu, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 100.000 người, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội và an ninh biên giới. Đó là mục tiêu của thủy sản tỉnh Là Cai trong giai đoạn từ năm 2006 - 2010.

Cũng giống như lợi ích du lịch để tính toán kết quả cho lợi ích nuôi trồng thuỷ sản là tương đối khó. Xong không hẳn là không tính toán được. Nêu thu thập được con số chính xác về diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên các hồ chứa thuỷ điện vừa và nhỏ Lào Cai, sản lượng thuỷ phẩm của các hồ thì ta có thể tính toán được lợi ích này theo công thức:

B2 = Q2 * P * S

Trong đó:

B2: Là lợi ích thu được ($)

Q2: Là sản lượng thuỷ phẩm (ước tính) bình quân trên một đơn vị diện

tích nuôi trồng (tấn/m2)

P: Là giá thuỷ phẩm tính theo giá thị trường ($/tấn)

S: Là diện tích các hồ chứa thuỷ điện vừa và nhỏ trong tỉnh dùng để nuôi trồng thuỷ sản (m2)

1.11.Theo tiêu chí môi trường

Một phần của tài liệu thủy điện (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w