TỈNH LÀO CAI TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM
1.13.Tiềm năng dự án CDM của các nhà máy thủy diện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai
Hiệp ước quốc tế về Nghị định thư Kyoto có hiệu lực vào tháng 2 năm 2005, đã thiết lập thị trường về môi trường lớn nhất và thực sự lần đầu tiên có trên thế giới cho việc "mua bán tín dụng cácbon”. Và lần đầu tiên nó cũng xác lập các mục tiêu về cắt giảm phát thải mang tính ràng buộc đối với các nước phát triển. Nghị định này cũng đề ra các cơ chế cho việc mua bán cácbon dựa trên các dự án, và cho đến nay, năng lượng tái tạo - đặc biệt là thuỷ điện (bao
gồm các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ) – là một trong những hình thức dự án thành công nhất
"Cơ chế linh hoạt" của Nghị định thư Kyoto về mua bán cácbon cho phép bán lượng cắt giảm phát thải thực hiện được ở một quốc gia cho các quốc gia khác đang cố gắng đáp ứng các mục tiêu của họ. Chi phí cho việc đáp ứng các mục tiêu này và lượng cắt giảm khí nhà kính tính chung cho toàn cầu do đó sẽ đạt được với mức chi phí thấp nhất. Cơ chế của dự án Cơ chế Phát triển Sạch (CDM) của Nghị định thư Kyoto dựa trên các dự án được xây dựng tại các nước đang phát triển. CDM đã hoạt động, và cho đến nay đã có 269 dự án được cơ quan điều tiết quốc tế ghi nhận, trong số này có 40 dự án thuỷ điện, điều này cho thấy thế mạnh của lĩnh vực thủy điện (bao gồm các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ)
Các dự án thuỷ điện (bao gồm các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ) cho phép cắt giảm lượng phát thải bằng cách thay thế nguồn điện khác bằng nguồn năng lượng không phát thải. Vì ở hầu hết các quốc gia, điện lưới chủ yếu là từ các nhà máy nhiệt điện đốt nhiên liệu hoá thạch, nên lượng cắt giảm phát thải có
thể là rất lớn. Lượng lớn CO2 cắt giảm nhờ sản xuất 1 MWh năng lượng tái tạo
đối với mỗi lưới điện một khác, từ mức thấp là 0,25 tấn CO2/MWh ở Braxin
(chủ yếu từ thuỷ điện) đến mức cao là 1,1 tấn CO2/MWh ở Nam Phi (chủ yếu từ
than).
Các dạng dự án
Tất cả các dạng dự án thuỷ điện hiện đang được triển khai theo CDM hoặc JI, kể cả những dự án có hồ chứa tạo ra vùng ngập, chừng nào mà vùng bị ngập là nhỏ so với công suất phát điện. Các dạng dự án thuỷ điện dưới đây cho đến nay là thành công nhất trên thị trường cácbon:
• Các dự án thuỷ điện sử dụng dòng chảy cơ bản,
• Các dự án thuỷ điện sử dụng đập và hồ chứa hiện hữu,
• Các dự án quy mô lớn với vùng bị ngập tương đối nhỏ so với công
• Các dự án thuỷ điện quy mô nhỏ (công suất lắp đặt dưới 15 MW). Cho đến nay, thuỷ điện là loại nhà máy cắt giảm phát thải thành công nhất trong CDM, tính theo các dự án đã đăng ký: 40 dự án thủy điện trong số 269 dự án dạng CDM đã được đăng ký.
Như vậy, có thể thấy các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ của tỉnh Lào Cai rất có tiềm năng CDM. Và nếu thực hiện được dự án CDM cho các nhaaf máy thuỷ điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai thì lợi ích sẽ không chỉ dựng lại là B1 B2 B3.
KẾT LUẬN