Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội làm nhục người khác ở nước ta thời gian qua cho thấy, việc xử lý hành chính và hình sự đối với các hành vi làm nhục người khác còn ở tình trạng thiếu nghiêm minh, chưa triệt để, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm và tình hình tội phạm ẩn còn nhiều. Tội làm nhục người khác đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đến quyền con người, đến những chuẩn mực đạo đức và lối sống văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Một trong những nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm bắt nguồn từ phía các cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật.
Trước hết, nhận thức của nhiều cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan có liên quan chưa quán triệt đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về việc chống xâm phạm đến quyền con người và tội làm nhục người khác, chưa thấy hết được ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc đấu tranh chống tội phạm này với việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước. Vì vậy, ý thức pháp luật của một số cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan hữu quan trong đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác chưa cao, vẫn còn sự tuỳ tiện, bỏ lọt nhiều tội phạm, chưa phân biệt ranh giới giữa các vi phạm hành chính và vi phạm hình sự dẫn tới việc hành chính hoá các vi phạm hình sự. Ngoài ra, chất lượng điều tra các tội làm nhục người khác còn thấp, nhiều vụ việc không được xử lý kịp thời và nghiêm minh.
Trên thực tế, loại tội phạm này xảy ra rất nhiều nhưng việc xử lý hình sự còn nhiều hạn chế do sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng. Các hành vi làm nhục người khác được thực hiện một cách công khai nhưng không có sự can thiệp của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Tình hình này đã tồn tại trong một thời gian khá dài và tạo nên tâm lý khinh nhờn, coi thường pháp luật. Gần đây, dư luận xôn xao về hàng loạt các vụ "làm nhục người khác" của cô giáo đối với học sinh, điển hình là các vụ một cô giáo ở TP Hồ Chí Minh bắt học sinh đứng xếp hàng ngoài nắng rồi tự vả vào mặt nhau, có cô giáo bắt học sinh liếm ghế ở trường THCS Liên Hoa (Hà Tĩnh), cô giáo chủ nhiệm lớp 4/1 Trường tiểu học Bình San (Hà Tiên - Kiên Giang) bắt 3 học sinh nam lên bục giảng tụt quần rồi đánh cho chừa. Ba giáo viên Lâm Thị Mông (chủ nhiệm lớp 7A5), Trần Thị Tường Thanh (chủ nhiệm lớp 7A6) và Ngô Huy Tuấn (chủ nhiệm lớp 7A10) - Trường THCS Phước Bửu (Xuyên Mộc, Bà Rỵa - Vũng Tàu coi học sinh như tội phạm, bắt đeo bảng trước ngực ghi rõ lý do phạt rồi bắt học sinh đó diễu hành quanh trường, dẫn đến hậu quả của việc lạm dụng nhục hình này đã khiến nhiều học sinh không dám đến trường. Một trường hợp thương tâm khác xảy ra đối với cậu học sinh lớp 4 Trường tiểu học N.T.C (Hà Nội), cô giáo nghi ngờ em lấy tiền của bạn nên đã nghĩ ra cách cho các bạn theo dõi, cách ly, tác động bằng những lời lẽ nghi ngờ, cậu học sinh không chịu được sự ghẻ lạnh của mọi người đã bị chấn thương tâm lý, sợ sệt tất cả
mọi người và người thân của em chỉ mong mỏi duy nhất một điều là em không trở thành người tâm thần. Các hành vi làm nhục học sinh của một số thầy cô giáo tuy chỉ chiếm số ít, là những con sâu bỏ rầu nồi canh nhưng đó cũng là một tiếng chuông cảnh báo đối với ngành giáo dục có chế độ kỷ luật thích đáng đối với những người đã xâm phạm nghiêm trọng tới quyền trẻ em. Thậm chí, các hành vi trên có thể phải xử lý về mặt hình sự. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng vẫn chưa giải quyết triệt để vấn đề này. Hiện tượng làm nhục, trù dập học sinh vẫn xảy ra ở một số nơi, dẫn tới việc làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của nguyên tắc đạo đức của người thầy nói chung.
Công tác phòng ngừa tội làm nhục người khác của các cơ quan bảo vệ pháp luật do chưa có sự phân công, phân nhiệm cụ thể, chuyên sâu nên hiệu quả hoạt động chưa cao, ít tổng kết, rút kinh nghiệm, nghiên cứu thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo chuyên đề, cấp cơ sở ít quan tâm, cho nên chưa rút ra được quy luật, đặc trưng hoạt động của những người phạm tội làm nhục người khác trên từng địa bàn, khu vực, công tác tham mưu cho câp uỷ, chính quyền tiến hành các biện pháp phòng ngừa ở một số địa bàn còn hạn chế. Trong lực lượng công an, chưa có quy định cụ thể về sự phối hợp giữa các lực lượng làm công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trên dẫn tới một số biện pháp phòng ngừa của cảnh sát khu vực và các lực lượng ở nhiều địa bàn còn chồng chéo, các ngành Toà án, Viện Kiểm sát cũng chưa có bộ phận nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Thậm chí, ngay trong những hội nghị tập huấn, việc rút kinh nghiệm xét xử về nội dung này cũng chưa được quan tâm đúng mức. Đây là những vấn đề cần khắc phục kịp thời để nâng cao hiệu quả đấu