khác
Danh dự, nhân phẩm là tài sản quý giá, là phần bất khả xâm phạm của con người. Trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, cơ quan và tổ chức đã thể hiện sự quan tâm của mình qua hàng loạt các quy định và các biện pháp chế tài áp dụng đối với các hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của con người. Tuy nhiên, các hành vi “làm nhục người khác” đang có những diễn biến phức tạp.
Theo số liệu thống kê của Toà án nhân dân tối cao, từ năm 1997 đến năm 2005, số vụ án xét xử về tội làm nhục người khác có xu hướng giảm nhưng không đáng kể, cụ thể năm 1997: 115 vụ với 177 bị cáo ; năm 1998: 162 vụ với 241 bị cáo; năm 1999: 144 vụ với 228 bị cáo, năm 2000: 106 vụ với 164 bị cáo; năm 2001: 86 vụ với 125 bị cáo; năm 2002: 89 vụ với 133 bị cáo; năm 2003: 96 vụ với 149 bị cáo; năm 2004: 56 vụ với 84 bị cáo; năm 2005: 61 vụ với 78 bị cáo. Để có cái nhìn tổng quan hơn về số vụ án về tội làm nhục người khác đã xét xử so với tổng số các vụ án hình sự, ta có thể nhìn vào bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Số vụ án về tội làm nhục người khác/ Tổng số các vụ án hình sự: Năm Tội làm nhục người khác Tổng số các vụ án hình sự Tỷ lệ %
Vụ án Bị cáo Vụ án Bị cáo Vụ án Bị cáo 1997 115 177 42 440 61 962 0.3% 0.3% 1998 162 241 48 670 62 136 0.3% 0.4% 1999 144 228 50 461 76 302 0.3% 0.3% 2000 106 164 41 942 61 491 0.3% 0.3% 2001 86 125 49 712 58 222 0.2% 0.2% 2002 89 133 44 196 61 256 0.2% 0.2% 2003 96 149 49 373 66 232 0.2% 0.2% 2004 56 84 52 999 75 453 0.1% 0.1% 2005 61 78 49 845 79 193 0.1% 0.1% Tổng 915 1 379 429 638 602 247 0.2% 0.2% Nguồn: TANDTC
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta có thể nhận thấy qua 9 năm qua, số vụ án và bị cáo của tội làm nhục người khác diễn biến theo xu hướng giảm, tuy nhiên từ năm 1997 đến năm 2000, số vụ án và bị cáo bị xét xử về tội phạm này vẫn ở mức cao. Tội làm nhục người khác là một tội phạm ít nghiêm trọng nên phần lớn thuộc thẩm quyền xét xử của toà án cấp huyện, chỉ có một số ít các vụ án được toà án cấp tỉnh xét lại bản án theo thủ tục phúc thẩm, tuy nhiên số lượng này không nhiều. Theo thống kê của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội, các vụ án về tội làm nhục người khác được xét xử theo thủ tục phúc thẩm trong các năm 1997 là 2 vụ, 1998: 2 vụ; 1999: 1 vụ; 2000: 0 vụ; 2001: 0 vụ; 2002: 2 vụ; 2003: 2 vụ; 2004: 2 vụ. Như vậy, trong vòng 8 năm, số vụ án về tội làm nhục người khác được xét xử theo thủ tục phúc thẩm tại Toà án nhân dân thành phố Hà Nội chỉ có 11 vụ, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số các vụ án đã giải quyết. Trong các năm 1997, 1998, 1999, 2000 tội làm nhục người khác chỉ chiếm 0,3% tổng số vụ án hình sự và 0,4% tổng số các bị cáo bị đưa ra xét xử.
Từ năm 2001 đến năm 2003, số vụ án về tội làm nhục người khác giảm xuống dưới 100 vụ/ năm nhưng vẫn ở mức cao, năm 2001 có 86 vụ bị đưa ra xét xử, số vụ án bị đưa ra xét xử năm 2002 là 89 vụ và năm 2003 là 93 vụ. Như vậy, trong 3 năm này, số vụ án về tội làm nhục người khác có chiều hướng tăng. Tuy nhiên, các vụ án và bị cáo về tội làm nhục người khác chỉ chiếm 0,2% so với tổng số các vụ án và bị cáo hình sự, giảm 0,1% so với những năm trước.
Trong hai năm 2004, 2005, số vụ án về tội làm nhục người khác giảm xuống rõ rệt. Cụ thể năm 2004, chỉ còn 56 vụ với 84 bị cáo, năm 2005, dù số vụ án tăng lên 61 vụ nhưng số bị cáo thấp hơn, chỉ còn 78 bị cáo. So với tổng số các vụ án và bị cáo bị xét xử, tỷ lệ các vụ án và bị cáo được đưa ra xét xử về tội làm nhục người khác chỉ chiếm 0,1%. Đây là một chỉ số đáng chú ý của tình hình tội phạm này. Tuy nhiên, các số liệu thống kê của Toà án chưa hẳn đã phản ánh chính xác thực trạng tội phạm trên, bởi lẽ trên thực tế nhận thức của người dân về tội làm nhục người khác còn thấp, cũng như giữa người bị hại và người vi phạm thường có mối quan hệ thân thuộc, cho nên tỷ lệ tội phạm ẩn tương đối cao.
Để có sự đánh giá khách quan về sự quan tâm giải quyết của Toà án các cấp trong việc xử lý tội phạm trên, ta có thể nhìn vào bảng số liệu sau:
Bảng 2.2. Số vụ án đã xét xử/ tổng số án phải giải quyết: Năm Số vụ án phải giải
quyết
Số vụ án đã xét xử Tỷ lệ % số vụ án phải giải quyết/ số vụ án đã
xét xử
Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo
1997 130 201 115 177 88% 88% 1998 173 259 162 241 94% 93% 1999 155 247 144 228 93% 92% 2000 138 201 106 164 77% 82% 2001 100 151 86 125 86% 83% 2002 103 157 89 133 86% 85% 2003 117 184 96 149 82% 81% 2004 69 109 56 84 81% 77% 2005 76 101 61 78 80% 77% Tổng 1 061 1 610 915 1 379 86% 86% Nguồn: TANDTC
Như vậy, tổng số vụ án thụ lý qua các năm đều chiếm ở mức tương đối cao, qua bảng số liệu của 9 năm, ta có thể chia làm ba giai đoạn:
Từ năm 1997 đến năm 2000:
Trong 4 năm này, các vụ án về tội làm nhục người khác xảy ra ở mức cao, tuy nhiên Toà án các cấp rất quan tâm giải quyết và xét xử hầu hết các vụ án đã thụ lý. Năm 1997, trong tổng số 130 vụ án và 201 bị cáo, Toà án các cấp đã đình chỉ 5 vụ với 6 bị cáo, hoàn lại Viện kiểm sát 12 vụ với 25 bị cáo, đưa ra xét xử 115 vụ với 177 bị cáo, chiếm 88% tổng số vụ án thụ lý. Năm 1998, trong tổng số 173 vụ với 259 bị cáo, Toà án các cấp đã đình chỉ 10 vụ với 17 bị cáo, hoàn lại Viện kiểm sát 12 vụ với 18 bị cáo, đưa ra xét xử 162 vụ với 241 bị cáo, chiếm 94% tổng số án thụ lý. Năm 1999, trong tổng số 155 vụ với 247 bị cáo, Toà án các cấp đã đình chỉ 5 vụ với 7 bị cáo, hoàn lại Viện kiểm sát 20 vụ với 13 bị cáo, đưa ra xét xử 144 vụ với 228 bị cáo, chiếm 93% tổng số án thụ lý. Năm 1998 và 1999 là hai năm có tỷ lệ các vụ án đưa ra xét xử/
tổng số các vụ án thụ lý cao nhất trong vòng 9 năm. Năm 2000, dù số vụ án và bị cáo vẫn ở mức cao: 138 vụ với 201 bị cáo, nhưng chỉ có 104 vụ án với 164 bị cáo được đưa ra xét xử, chiếm 77% tổng số án thụ lý, đây là năm có tỷ lệ các vụ án đưa ra xét xử thấp nhất trong vòng 9 năm.
Từ năm 2001 đến năm 2003:
Tuy số án thụ lý vẫn ở mức trên 100 vụ, nhưng có chiều hướng giảm so với 4 năm trước. Cụ thể: Năm 2001: trong tổng số 100 vụ với 151 bị cáo, Toà án các cấp đã đình chỉ 4 vụ với 8 bị cáo, hoàn lại Viện kiểm sát 6 vụ với 11 bị cáo, đưa ra xét xử 86 vụ với 125 bị cáo, chiếm 86% tổng số án thụ lý. Năm 2002: trong tổng số 103 vụ với 157 bị cáo, Toà án các cấp đã đình chỉ 3 vụ với 6 bị cáo, hoàn lại Viện kiểm sát 10 vụ với 16 bị cáo, đưa ra xét xử 89 vụ với 133 bị cáo, chiếm 86% tổng số án thụ lý. Năm 2003: trong tổng số 117 vụ với 184 bị cáo, Toà án các cấp đã đình chỉ 3 vụ với 9 bị cáo, hoàn lại Viện kiểm sát 13 vụ với 17 bị cáo, đưa ra xét xử 96 vụ với 149 bị cáo, chiếm 82% tổng số án thụ lý. Năm 2003, tỷ lệ các vụ án đưa ra xét xử/ tổng số án thụ lý giảm đi đáng kể so với các năm trước, một phần do số lượng các vụ án về tội làm nhục người khác giảm, một phần do đã bước đầu áp dụng thành công công tác hoà giải cơ sở.
Từ năm 2004 và 2005:
Số lượng các vụ án thụ lý về tội làm nhục người khác giảm rõ nét. Năm 2004: trong tổng số 69 vụ với 109 bị cáo, Toà án các cấp đã đình chỉ 2 vụ với 2 bị cáo, hoàn lại Viện kiểm sát 4 vụ với 10 bị cáo, đưa ra xét xử 56 vụ với 84 bị cáo, chiếm 81% tổng số án thụ lý. Năm 2005: Trong tổng số 76 vụ với 101 bị cáo, Toà án các cấp đã đình chỉ 2 vụ với 4 bị cáo, hoàn lại Viện kiểm sát 10 vụ với 14 bị cáo, đưa ra xét xử 61 vụ với 78 bị cáo, chiếm 80% tổng số án thụ lý. Có thể nói, năm 2005 là năm có tỷ lệ các bị cáo được đưa ra xét xử thấp nhất trong vòng 9 năm.
Tuy nhiên, cần thấy rõ là tội làm nhục người khác có diễn biến rất phức tạp, trong đó tình hình tội phạm ẩn tương đối cao, theo thống kê chưa đầy đủ hàng năm tỷ lệ tội phạm bị phát hiện chỉ chiếm khoảng 70- 75% tội phạm xảy ra trên thực tế. Bên cạnh đó, việc không phân biệt rõ ràng ranh giới giữa xử lý hình sự với hành chính, dân sự cũng là một nguyên nhân khiến tình hình tội phạm ẩn càng thêm phức tạp. Nhiều vi phạm mang tính hình sự nhưng chỉ bị xử lý hành chính, dân sự. Ngoài ra, do đặc thù của các tội xâm phạm đến "danh dự, nhân phẩm" - một loại đối tượng phi vật thể, cho nên căn cứ để xác định tội phạm phụ thuộc rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. So với các tội phạm có cấu thành vật chất như tội cố ý gây thương tích (căn cứ giấy xác nhận tỷ lệ thương tật để xác định có hay không hành vi phạm tội và định khung hình phạt), các tội xâm phạm sở hữu (căn cứ vào giá trị tài sản bị xâm hại để định tội và định khung hình phạt), …. thì căn cứ định tội của tội làm nhục người khác là "xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm", chính vì vậy có nhiều trường hợp có tội phạm xảy ra trên thực tế nhưng do thời gian đã qua lâu hoặc không có người làm chứng, vật chứng nên các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không có đủ cơ sở để khởi tố vụ án và bị can.
Biểu đồ 1: Các vụ án về tội làm nhục người khác qua 9 năm.
Biểu đồ 2. Các bị cáo về tội làm nhục người khác qua 9 năm:
Trên đường biểu đồ về diễn biến tình hình tội phạm qua 9 năm, ta có thể nhận thấy tình hình các vụ án và bị cáo của tội làm nhục người khác có xu hướng giảm, đây là dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, tội phạm này có tính chất tương đối phức tạp nên để đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của thực trạng tội phạm này chúng ta không chỉ căn cứ vào các số liệu thống kê mà còn thông qua nhiều kênh thông tin khác như các phương tiện thông tin đại chúng, các tài liệu báo cáo của các cơ quan ban ngành hữu quan như hành chính, dân sự, vv …
Để xem xét mối tương quan và tỷ lệ tội làm nhục người khác với các tội phạm trong chương Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, chúng ta có bảng 2.3
Bảng 2.3. So sánh tỷ lệ tội làm nhục người khác với nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm (Chương XII)
Năm Tội làm nhục người khác
Nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm Tỷ lệ tội làm nhục người khác/ Nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm
Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo
1997 115 177 6 814 9 524 2% 2% 1998 162 241 7 973 10 973 2% 2% 1999 144 228 7 416 10 129 2% 2% 2000 106 164 6 195 9 703 2% 2% 2001 86 125 6 795 8 823 1% 1% 2002 89 133 6 802 8 802 1% 2% 2003 96 149 7 323 9 685 1% 2% 2004 56 84 8 282 11 927 1% 1% 2005 61 78 7 794 11 251 1% 1% Tổng số 915 1 379 65 394 90 817 Nguồn: TANDTC
Tội làm nhục người khác so với nhóm tội trong Chương XII chiếm số lượng thấp, từ năm 1997 đến 2000 số vụ án và bị cáo chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số vụ án và bị cáo của nhóm tội chương XII. Từ năm 2001 đến năm 2005, số vụ án và bị cáo dao động trong khoảng từ 1% đến 2%, tuy nhiên, trong khoảng từ năm 2001 đến 2005, tổng số vụ án được xét xử về tội làm nhục người khác có xu hướng giảm đi rõ rệt, chỉ chiếm 1% trên tổng số vụ án của các tội trong Chương XII.
Biểu đồ 3: Số vụ án tội làm nhục người khác và số vụ án của Chương XII qua 9 năm
Biểu đồ 4: Bị cáo về tội làm nhục người khác và tổng số các bị cáo của Chương XII qua 9 năm
Để làm rõ thêm cơ cấu, tính chất của tình hình tội làm nhục người khác, chúng ta xem xét mối tương quan và tỷ lệ tội làm nhục người khác với một số loại tội phạm trong chương Các tội xâm phạm tính mạnh, sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự của con người như tội bức tử, tội hành hạ người khác, tội vu khống.
Bảng 2.4: So sánh tội làm nhục người khác với các tội bức tử; hành hạ người khác và tội vu khống.
Năm Tội làm nhục người khác
Tội vu khống Tội hành hạ
người khác Tội bức tử Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo
1997 115 177 17 20 6 9 15 16 1998 162 241 20 32 0 0 17 19 1999 144 228 18 21 7 7 10 10 2000 106 164 7 7 6 7 10 10 2001 86 125 15 17 1 1 15 15 2002 89 133 16 20 0 0 7 7 2003 96 149 9 11 2 2 15 20 2004 56 84 14 18 5 8 1 1 2005 61 78 15 19 1 1 7 7 Tổng số 915 1 379 131 165 28 35 97 105 Nguồn: TANDTC
Dựa vào bảng số liệu trên, ta có thể nhận thấy tội làm nhục người khác chiếm một tỷ trọng khá cao trong số các tội trên .
Số liệu thống kê về tình hình tội vu khống qua 9 năm từ 1997 đến 2005 không có biến động nhiều, năm 1997 xét xử 17 vụ với 20 bị cáo; năm 1998 xét xử 20 vụ với 32 bị cáo (cao nhất trong vòng 9 năm); năm 1999 xét xử 18 vụ với 21 bị cáo; năm 2000 xét xử 7 vụ với 7 bị cáo (thấp nhất trong vòng 9 năm); năm 2001 xét xử 15 vụ với 17 bị cáo; năm 2002 xét xử 16 vụ với 20 bị cáo; năm 2003 xét xử 9 vụ với 11 bị cáo; năm 2004 xét xử 14 vụ với 18 bị cáo
và năm 2005 xét xử 15 vụ với 19 bị cáo. Như vậy, so với số lượng các vụ án và bị cáo của tội làm nhục người khác, số vụ án và bị cáo của tội vu khống thấp hơn, chỉ chiếm khoảng từ 11 - 17% so với số vụ và số bị cáo của tội làm nhục người khác.
Số liệu thống kê tội hành hạ người khác qua 9 năm từ 1997 đến 2005 cho thấy các vụ án và bị cáo bị xét xử về tội phạm này không nhiều, cụ thể