Đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ACB

Một phần của tài liệu Phân tích các bước trong quy trình cho vay tại ngân hàng Á Châu (Trang 37 - 44)

5. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI ACB QUA CÁC NĂM GẦN ĐÂY (2007-2010)

5.4. Đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ACB

Từ những phân tích trên, chúng ta thấy rằng: hoạt động tín dụng ở ACB phát triển rất mạnh. Để đánh giá mức độ rủi ro của hoạt dộng tín dụng, ta xem xét các chỉ tiêu sau:

Tình hình nợ quá hạn tại ACB

Nợ quá hạn là những khoản nợ vay mà khách hàng không trả đúng hạn và không được ACB chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ, toàn bộ nợ gốc thực tế còn lại của khoản nợ vay đó là nợ quá hạn. Đây là chỉ tiêu thể hiện trực tiếp hiệu quả công

tác thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của nhân viên tín dụng. Đồng thời, nó cũng phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với khách hàng cũng như uy tín của khách hàng đối với ngân hàng. Nếu nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ thì rủi ro của hoạt động tín dụng cao. Hiện nay, theo mức độ cho phép của NHNN thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là dưới 1%.

Bảng 13: Tỷ lệ nợ quá hạn

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

Nợ quá hạn 49 37 74 93

Dư nợ cho vay 6.760 9.565 17.116 31.600

NQH / DNCV (%) 0,72 0,39 0,43 0,29

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên 2007-2010)

Từ bảng số liệu và biểu đồ trên, ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ cho vay biến động qua các năm. Năm 2007, tỷ lệ này là 0,72%, đến năm 2008 giảm xuống còn 0,39% và đến năm 2010, con số này giảm xuống thấp, chỉ còn 0,29%. Đây là dấu hiệu khả quan cho thấy công tác thu và quản lý nợ của ACB trong năm 2010 được thực hiện chặt chẽ hơn. Mặc dù dư nợ cho vay ngày càng tăng, nguyên nhân là do doanh số cho vay ngày càng nhiều nhưng dư nợ chuyển qua nợ quá hạn lại không tăng đột biến. Điều này đã cho thấy, công tác thẩm định khách hàng trước khi cho vay cũng như quá trình theo dõi nợ vay chặt chẽ của nhân viên tín dụng đã góp phần tích cực vào việc thu nợ của khách hàng. Qua đó, ta thấy được ngân hàng không chỉ chú trọng đến mục tiêu lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh mà hơn hết là vì mục tiêu an toàn đối với khách hàng và hoạt động của ngân hàng.

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 theo quy định về phân loại nợ tại quyết định 493. Thông thường, các khoản nợ này được xử lý bằng cách trích lập dự phòng để xóa nợ. Khoản dự phòng này được tính toán dựa trên tình hình dư nợ quá hạn và trên cơ sở các khoản vay được bảo đảm hay không. Tỷ lệ trích lập dự phòng dượ thực hiện theo quy định của NHNN. Cụ thể là:

Nhóm 1: tỷ lệ trích lập dự phòng là 0% Nhóm 2: tỷ lệ trích lập dự phòng là 5% Nhóm 3: tỷ lệ trích lập dự phòng là 20% Nhóm 4: tỷ lệ trích lập dự phòng là 50% Nhóm 5: tỷ lệ trích lập dự phòng là 100%

Việc sử dụng dự phòng để xóa các khoản nợ khó đòi thực hiện sau khi Bộ phận xử lý rủi ro tín dụng đã xét thấy rằng: mọi nổ lực pháp lý để thu hồi nợ, kể cả các hành động pháp lý đều không có hiệu quả.

Bảng 14: Tỷ lệ nợ xấu

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

Nợ xấu 10 28 26 21

Dư nợ cho vay 6.760 9.565 17.116 31.600

Nợ xấu / Dư nợ cho vay (%) 0,15 0,29 0,15 0,07

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên 2007-2010)

Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu biến động qua các năm. Từ năm 2007 đến 2010, tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh. Nguyên nhân là do các khoản cho vay của ACB được đảm bảo bằng tài sản có tính khả mại cao, chủ yếu là bất động sản và tỷ lệ quỹ dự phòng trên nợ xấu luôn được duy trì ở mức cao ( 183% ). Một nguyên nhân khác là do trình độ của cán bộ thẩm định ngày càng được nâng cao. Đó là kết quả của các lớp nghiệp vụ mà ACB thường xuyên tổ chức cho công nhân viên. Điều này cho thấy, ACB đã thành công trong công tác thu và quản lý các khoản nợ xấu, nâng cao hiệu quả tín dụng trong năm 2010.

Từ các kết quả phân tích trên, chúng ta thấy rằng: Dư nợ tín dụng của ACB tập trung chủ yếu ở loại hình cho vay ngắn hạn với sản phẩm cho vay SXKD và phương thức vay theo HMTD. Thành phố Hồ Chí minh là nơi có dư nợ cao nhất nước. Các

khoản nợ cho vay của ACB có chất lượng khá tốt và được cải thiện hơn qua các năm, rủi ro tín dụng được kiểm soát và hạn chế đến mức thấp nhất có thể. Điều này hoàn toàn phù hợp với phương châm hành động của ACB “An toàn là trên hết”. Kết luận: Để đánh giá lại toàn bộ hoạt động tín dụng tại ACB, chúng ta phân tích mô hình SWOT sau đây:

Tóm tắt mô hình SWOT

- Là NHTMCP lớn thứ 5 của VN, công nghệ NH hiện đại, đội ngũ NV chuyên nghiệp, thương hiệu khá nổi tiếng về uy tín và chất lượng dịch vụ. - Xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.

- Là NH khá trẻ và năng động.

-Chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản trị hoạt động ngân hàng.

- Chưa có sự phối hợp giữa các khối. - Khả năng thẩm định của một số NVTD còn hạn chế.

- NVTD chưa chú trọng đến việc kiểm tra, theo dõi khoản vay sau giải ngân.

- Hệ thống máy ATM chưa phổ biến. - Chuyển giao công nghệ và tìm được

nguồn cung ứng TC lớ từ các công ty nước ngoài.

- Nhu cầu vay vốn của cá nhân và DN tăng lên do hệ thống TC mở rộng. - Giá vàng biến động đã thu hút các nhà đầu tư tham gia.

- NHNN mở rộng biên độ LS, thay đổi LS trần NHTM đưa ra LS cạnh tranh để thu hút vốn.

- Nguy cơ bị các NH nước ngoài “nuốt chửng” do quy mô chưa lớn lắm.

- Các NH nước ngoài ngày càng mở rộng chính sách cho vay để lôi kéo khách hàng.

- Tâm lý thích sử dụng dịch vụ của NH nước ngoài của người dân.

- Chi phí huy động vốn tăng buộc LS cho vay cũng tăng theo.

Strength

ACB là NHTMCP lớn thứ 5 của Việt Nam: tính đến cuối tháng 10/2010, tổng tài sản đạt 74.500 tỷ đồng, tổng huy động đạt 66.500 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 27.300

tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt trên 1.600 tỷ đồng. Công nghệ ngân hàng hiện đại, hợp tác với các tập đoàn lớn như Microsoft, ngân hàng Standrd Chartered, ACB là ngân hàng đi tiên phong trong việc sử dụng chương trình TCBS để quản lý hoạt động của toàn hệ thống. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và năng động, thường xuyên được đào tạo các lớp nghiệp vụ mới. Đây là đặc điểm nổi bậc của ACB so với các ngân hàng khác.

Hiện nay, hệ thống ACB nói chung đã xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Việc sử dụng thống nhất một hệ thống quản lý chất lượng chung giúp cho hệ thống làm việc theo một tiêu chuẩn nhất định. Quy trình cho vay và các hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ,… đều tuân thủ theo một tiêu chuẩn nhất định. Điều đó giúp việc đánh giá chất lượng hoạt động của từng chi nhánh một cách dễ dàng và hạn chế được các sai sót trong công tác tín dụng. Năm 2008 là năm ACB kỷ niệm 15 năm thành lập. Đây là khoảng thời gian không quá ngắn để ACB tạo được chỗ đứng trong lòng khách hàng và cũng là khoảng thời gian không quá dài để ACB có những thay đổi một cách linh động các chính sách cho phù hợp với xu hướng phát triển của toàn ngành ngân hàng.

Weakness

Với tuổi 15, ACB được xem là một ngân hàng trẻ. Điều này vừa là một ưu điểm vừa là một khuyết điểm. Bởi vì, là một ngân hàng trẻ năng động, ACB dễ dàng thay đổi những chính sách, chiến lược cho phù hợp với thị trường. Tuy nhiên, cũng vì là một ngân hàng trẻ nên ACB chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản trị các mặt hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, khi ACB vừa mở hàng loạt các chi nhánh ở khắp các tỉnh thành, điều này càng làm cho việc quản lý thêm khó khăn, phức tạp hơn.

Quy trình tín dụng tại các chi nhánh qua từng khâu độc lập, đòi hỏi phải có sự hợp tác nhịp nhàng giữa các bộ phận. Nhưng trên thực tế, chưa có sự phối hợp giữa các khối nên giấy tờ giải quyết chậm gây nên tình trạng bộ phận này đã làm xong nhưng cần có sự giải quyết, đồng ý của các bộ phận khác nên chưa giải quyết nhanh được, thủ tục giải quyết còn rườm rà, cồng kềnh.

Qua phân tích quy trình cho vay ở chương 2, ta thấy: nhân viên TD chưa am hiểu hết tất cả các loại TSĐB, chưa có khả năng thẩm định tất cả các loại tài sản mà

khách hàng cầm cố, thế chấp.

Cũng trong phần phân tích này đã nêu: phần lớn nhân viên TD chưa chú trọng đúng mức tầm quan trọng của việc kiểm tra, theo dõi khoản vay sau khi giải ngân. Hệ thống máy rút tiền tự động ATM của ACB chưa phổ biến trong khi hệ thống ATM của các đối thủ cạnh tranh có mặt ở khắp nơi như Đông Á, Sacombank, ngân hàng Nông nghiệp,… nên khách hàng còn e ngại khi sử dụng thẻ ACB.

Opportunity

Việt Nam mở cửa hội nhập, ngân hàng nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam tạo cho ACB nhiều cơ hội hợp tác, chuyển giao công nghệ và tìm được nguồn cung ứng tài chính lớn từ các công ty nước ngoài.

Từ năm 2010, hệ thống tài chính mở cửa rộng hơn theo thỏa thuận gia nhập WTO, cơ hội đầu tư kinh doanh của cá nhân và doanh nghiệp tăng lên. Đặc biệt, việc mở rộng quy mô sản xuất luôn được các doanh nghiệp hướng đến. Xu hướng cổ phần hóa trong giai đoạn hiện nay cũng là một nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp cần nhiều vốn. Và nguồn cung ứng vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp và cá nhân không ai khác ngoài các ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng có điều kiện tăng khả năng cho vay.

Năm 2011, NHNN mở rộng biên độ lãi suất từ ±0,5% lên ±0,75% và thay đổi quy định lãi suất trần từ 12%năm lên 18%năm. Đây được xem là một cứu cánh đối với các NHTM vì trong giai đoạn hiện nay hầu hết các NHTM đều gặp khó khăn trong khả năng thanh khoản. Quy định mới của NHNN cho phép các NHTM đưa ra lãi suất cạnh tranh, nâng lãi suất huy động lên cao hơn để thu hút lượng tiền gửi nhiều hơn, giảm bớt gánh nặng thanh khoản.

Sư biến động giá vàng từ đầu năm 2011 cho đến nay đã thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư tham gia. Vì vậy, ACB có cơ hội đẩy mạnh cho vay đối với mảng tín dụng này. Kết quả thực tế là dư nợ cho vay đầu tư vàng đã tăng lên rất nhanh, lợi nhuận cho vay đầu tư vàng chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng lợi nhuận hoạt động của ACB. Thêm vào đó, từ khi thành lập cho đến nay, Sàn giao dịch vàng của ACB hoạt động rất hiệu quả. Nhìn thấy khả năng thu được lợi nhuận khổng lồ, các ngân hàng khác cũng đã có những động thái chuẩn bị thành lập sàn giao dịch vàng cho

riêng mình, tiêu biểu là ngân hàng Đông Á đang chuẩn bị ra mắt sàn cạnh tranh với ACB. Đây là một mối đe dọa nhưng cũng là cơ hội giúp ACB hoàn thiện sàn của mình, tận dụng lợi thế của người đi trước để khẳng định vị trí.

Threaten

Sự canh tranh từ các ngân hàng trong và ngoài nước có thể làm giảm thị phần

của ACB.

Theo nhận xét và phát biểu của một số quan chức NHNN: “Dần dần nước ngoài sẽ mua hết, mức tối đa là 30% cổ phần của các ngân hàng Việt Nam”. Sở dĩ như vậy là do quy mô các ngân hàng Việt Nam nhỏ, phần lớn giá trị một ngân hàng dưới 1 tỷ đôla Mỹ. Cục diện của lĩnh vực ngân hàng đã thay đổi nhanh từ thời điểm 1/4/2007, cột mốc Việt Nam cam kết cho thành lập chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Một số tập đoàn tài chính nước ngoài đang đầu tư vào các ngân hàng trong nước vẫn nộp hồ sơ xin thành lập chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Họ hợp tác với ngân hàng trong nước qua các khoản đầu tư, ngoài mục đích lợi nhuận, còn là để khai thác hệ thống mạng lưới của ngân hàng nội địa mà họ không thể tự xây dựng được. Họ đồng thời cạnh tranh với ngân hàng trong nước bằng các chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Với chiến lược hai chân đó, họ đủ sức cắm sâu và lấn sân thị trường tài chính Việt Nam.

Từ khi các ngân hàng nước ngoài, điển hình là HSBC nới lỏng chính sách cho vay cùng với việc mở rộng phạm vi khách hàng, trước đây chỉ bó hẹp trong công ty liên doanh, công ty nước ngoài, giờ được mở đến các doanh nghiệp hành chính. Số lượng khách hàng của HSBC từ đó tăng theo cấp số nhân. Đi trước một bước, ANZ là ngân hàng đầu tiên lắp đặt máy ATM và giới thiệu dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam và cũng là ngân hàng nước ngoài đầu tiên được phép lắp đặt các máy ATM tại các địa điểm ngoài chi nhánh của mình. Ngân hàng này đã cung cấp nhiều dịch vụ cho nhiều đối tượng khách hàng cá nhân cùng với các sản phẩm như chứng chỉ tiền gửi bằng nhiều loại ngoại tệ khác nhau như đôla Mỹ, đôla Úc, Euro, bảng Anh. Sản phẩm thẻ ANZ Visa Debit đáp ứng nhu cầu về an toàn, thuận tiện trong các hoạt động mua sắm, du lịch và cho các sinh viên Việt nam du học. Đây là một thách thức lớn đối với toàn hệ thống ngân hàng trong nước khi các ngân hàng nước

ngoài ngày càng phát triển và có nhiều dịch vụ thu hút khách hàng như vậy.

Trong khi ngân hàng trong nước đang sải những bước đến gần người dân hơn thì một số người lại muốn thử dịch vụ ngân hàng nước ngoài. Lợi thế của ngân hàng nước ngoài là một phần do không phải chịu chi phí vốn cao nên lãi suất cho vay thấp, thu hút người dân. Mặc dù ngân hàng trong nước am hiểu thói quen, tập tục của người dân trong nước hơn ngân hàng nước ngoài, nhưng một khi nhân viên của ngân hàng nước ngoài cũng là người Việt Nam thì tầm am hiểu người Việt của họ cũng không hề thua kém, lúc đó các ngân hàng trong nước liệu có cạnh tranh được với ngân hàng nước ngoài khi lãi suất cho vay của họ thấp và dịch vụ của ngân hàng nước ngoài hơn hẳn các ngân hàng trong nước?

Việc thay đổi lãi suất trần của NHNN làm cho lãi suất huy động của cá NHTM tăng lên. Chi phí đầu vào tăng buộc lãi suất cho vay cũng phải tăng theo, nhưng lãi suất cho vay tăng sẽ gây khó khăn cho hoạt động tín dụng vì nó sẽ hạn chế việc đi vay của cá nhân và doanh nghiệp. Kết quả thực tế là trong thời gian này, hoạt động tín dụng ở hầu hết các ngân hàng đều bị hạn chế.

Như vậy, nhìn chung trong quá trình phát triển, ACB có rất nhiều cơ hội và cũng không ít khó khăn, đe dọa. Đó là quy luật tất yếu. Tuy nhiên, nếu biết tận dụng lợi thế vốn có của mình , khắc phục điểm yếu và nắm bắt các cơ hội do nền kinh tế mang lại thì chúng ta tin rằng: ACB sẽ vượt qua mọi khó khăn và sẽ có được chiếc chìa khóa thành công.

Một phần của tài liệu Phân tích các bước trong quy trình cho vay tại ngân hàng Á Châu (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w