Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại ACB

Một phần của tài liệu Phân tích các bước trong quy trình cho vay tại ngân hàng Á Châu (Trang 36 - 37)

5. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI ACB QUA CÁC NĂM GẦN ĐÂY (2007-2010)

5.3.Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại ACB

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

Bảng 11: Thu nhập lãi cận biên qua các năm

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

Thu nhập từ lãi 1.142 1.427 2.039 3.988

Chi phí trả lãi 974 1.145 1.431 2.874

Tổng tài sản 15.417 24.247 44.347 87.148

Thu nhập lãi cận biên 0,011 0,012 0,014 0,013

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2007-2010)

Nhìn chung, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tăng đều qua các năm, chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng có hiệu quả, một đồng tài sản ngày càng tạo ra nhiều đồng lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, năm 2010, tỷ lệ này giảm xuống còn 0,013. Điều này không có nghĩa là hoạt động tín dụng của ACB năm 2010 kém hiệu quả. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do: năm này, các ngân hàng nước ngoài được phép mở chi nhánh, các ngân hàng trong nước đồng loạt mở rộng mạng lưới hoạt động, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng gay gắt hơn buộc ACB cũng như các ngân hàng khác phải đưa ra nhiều chính sách để thu hút khách hàng hơn và tăng lãi suất tiền gửi-giảm lãi suất cho vay là một trong những cách được ngân hàng áp dụng nhiều nhất. Do đó, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên giảm xuống là điều tất yếu và nó không hề làm giảm lợi nhuận của ngân hàng vì đã có nhiều biện pháp khác bù đắp phấn chênh lệch giảm xuống này.

Tỷ lệ chênh lệch lãi suất bình quân

Bảng 12: Chênh lệch lãi suất bình quân

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

Thu từ lãi 1.142 1.427 2.039 3.988

Chi phí trả lãi 974 1.145 1.431 2.874

Dư nợ cho vay 6.760 9.565 17.116 31.600

Chênh lệch lãi suất bình quân 0,101 0,098 0,083 0,088

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2007-2010)

Qua bảng số liệu 12, ta có thể thấy được rằng: do áp lực cạnh tranh giữa các

ngân hàng, tỷ lệ chênh lệch lãi suất bình quân có xu hướng ngày càng giảm. Đây dường như là một quy luật để các ngân hàng giữ được vị thế cạnh trạnh của mình, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay – khi mà khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn và không khách hàng nào muốn duy trì mối quan hệ tín dụng với một ngân hàng khi lãi suất ngân hàng đó đưa ra không có tính cạnh tranh bằng các ngân hàng khác. Điều đó bắt buộc các ngân hàng phải cân đối giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động, mức chênh lệch giữa hai loại lãi suất này càng ít thì càng cạnh tranh tốt hơn. Tuy nhiên, mục tiêu của các ngân hàng thương mại là kinh doanh tạo ra lợi nhuận nên tỷ lệ thu nhập lãi cận biên không thể giảm đến mức bằng 0 vì khi đó thì lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của ngân hàng bằng 0.

Điều đặc biệt là năm 2010, tỷ lệ chênh lệch lãi suất bình quân không tiếp tục giảm xuống mà lại tăng lên. Nguyên nhân là vì năm 2010, nhu cầu vay vốn tăng lên phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, nhất là đáp ứng nguồn vốn cho thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản đang rất sôi động. Các NHTM đối mặt với việc khan hiếm nguồn vốn cho vay. Vì thế, NHNN đã mở rộng biên độ lãi suất từ ± 0,25% lên ± 0,5%. Kết quả lá các ngân hàng thương mại có thể tăng lãi suất cho vay lên cao hơn. Tình hình tăng lãi suất được thể hiện rõ nhất vào cuối năm 2010 – đầu năm 2011. Do đó, chênh lệch lãi suất bình quân năm 2008 cao hơn năm 2009.

Một phần của tài liệu Phân tích các bước trong quy trình cho vay tại ngân hàng Á Châu (Trang 36 - 37)