Phòng trừ sinh học bệnh cây và tác nhân phòng trừ sinh học

Một phần của tài liệu Tối ưu quy trình chuyển gên gfp vào vi khuẩn Psendomonas flouresens (Trang 29 - 30)

Theo Cook và Baker (1983), phòng trừ sinh học bệnh cây là sử dụng một hoặc nhiều loài sinh vật (ngoại trừ con ngƣời) để khống chế mầm bệnh hay làm giảm sự sinh trƣởng và phát triển của một tác nhân gây hại nào đó. Đến năm 1988, Cook đã đƣa ra một khái niệm rộng hơn về phòng trừ sinh học. Theo ông, phòng trừ sinh học bệnh cây là sử dụng sinh vật, gene và các sản phẩm của gene để điều khiển tác nhân gây bệnh. Cách điều khiển tác nhân gây bệnh có thể là: (i) duy trì nguồn bệnh ở mức thấp dƣới ngƣỡng gây hại, (ii) làm chậm hoặc loại trừ tiến trình xâm nhiễm của bệnh, (iii) kích hoạt và tạo điều kiện phát huy hệ thống tự vệ của cây.

Các công trình nghiên cứu về tác nhân phòng trừ sinh học đƣợc công bố vào đầu thế kỉ 20 cho thấy vi khuẩn là một trong những tác nhân phòng trừ sinh học phổ biến và hiệu quả. Đây là nhóm vi khuẩn hoại sinh mà phổ biến nhất là Pseudomonas

spp., kế đến là Bacillus spp. và Streptomyces (Burr và cộng sự, 1978; Weller và Cook, 1983).

Vi khuẩn đóng vai trò là tác nhân phòng trừ sinh học dựa trên quan hệ đối kháng với một số vi sinh vật gây bệnh cây. Tác động đối kháng có thể xảy ra bằng nhiều cơ chế nhƣ: cạnh tranh chỗ cƣ trú; cạnh tranh dinh dƣỡng, đặc biệt là việc cạnh tranh chất Fe bằng cách tạo ra các hợp chất siderophore. Trong môi trƣờng tự nhiên khi thiếu một chất dinh dƣỡng nào đó hay hàm lƣợng chất đó không đủ cung cấp vi sinh vật thì loại vi sinh vật nào có khả năng đồng hóa mạnh sẽ lấy đƣợc nhiều thức ăn và phát triển, còn loại yếu bị đói và có thể bị tiêu diệt. Cơ chế thứ ba là tiết chất kháng sinh và phân hóa tố: trong quá trình hoạt động sống, nhiều vi sinh vật có thể tiết ra bên ngoài các chất có tác dụng ức chế một hoặc nhiều loại vi sinh vật khác. Các chất này có thể là kháng sinh hay các phân hóa tố để phân giải tế bào vi sinh vật khác. Tác động đối kháng cũng có thể do cơ chế siêu kí sinh trên mầm bệnh hoặc kích thích sự tăng trƣởng của cây trồng: nhiều vi khuẩn đối kháng với vi sinh vật gây bệnh cây trồng một cách gián tiếp bằng cách kích thích sự tăng trƣởng của cây nhờ đó cây kháng đƣợc mầm bệnh.

20

Một phần của tài liệu Tối ưu quy trình chuyển gên gfp vào vi khuẩn Psendomonas flouresens (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)