Nấm men (Candida albicans)

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt tính kháng nấm của các chất chiết thô từ cây lô hội (Trang 41 - 42)

2.6.4.1. Đặc điểm sinh vật học

Candida albicans là nấm men có thể phát triển ở nhiệt độ 20 – 38 oC,

pH = 2,5 -7,5, hình dạng tế bào thay đổi từ đơn bào hình bầu dục sang dạng sợi, tế bào nhuộm Gram dƣơng. Đây là loài eukaryote lƣỡng bội đơn giản, chƣa có chu kì sinh sản hữu tính, có thể sản sinh ống mầm và bào tử vách dày chiết quang rìa mép, thƣờng đƣợc sinh ra ở đầu khuẩn ty giả. Sự hình thành bào tử vách dày là một đặc tính hình thái rất quan trọng của C. albicans.

2.6.4.2. Khả năng gây bệnh

C. albicans thƣờng sống vô hại ở màng nhầy (miệng, ruột, âm đạo) của ngƣời và động vật máu nóng và không thƣờng xuyên ở trên da ở dạng đơn bào. Ở những điều kiện nhất định, nấm men phân hóa thành dạng sợi để xâm nhập vào màng nhầy, tăng trƣởng không kiểm soát và gây những bệnh “nhiễm nấm men” khá nghiêm trọng. C. albicans là tác nhân gây bệnh candidasis hay còn gọi là moniliasis tuy không nghiêm trọng nhƣng khi lan truyền vào máu hoặc màng não thì rất nguy hiểm. Khả năng tồn tại

ở hai dạng hình thái là đơn bào và nấm sợi giúp loài này nhanh chóng chuyển đổi hình thái trong điều kiện thích hợp và rất khó bị tiêu diệt.

2.6.4.3. Chuẩn đoán

C. albicans đƣợc phát hiện bằng khuẩn lạc điển hình trên môi trƣờng Sabouraud Dextrose Agar. Khuẩn lạc điển hình đƣợc sử dụng để nhuộm Gram và quan sát các đặc điểm hiển vi để khẳng định là C. albicans.

2.6.4.4. Phòng bệnh và trị bệnh

Phòng bệnh

Ăn nhiều vitamin, rau, quả, luyện tập để tăng khả năng chống chọi với bệnh. Ăn ít đƣờng và những thứ ngon miệng có nấm men.

Duy trì cân bằng vi nấm trong cơ thể, tích cực uống sữa chua. Vệ sinh thân thể thƣờng xuyên.

Trị bệnh

Bệnh có thể đƣợc điều trị bằng các thuốc chống nấm đặc hiệu, tùy mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà ngƣời ta có hƣớng điều trị thích hợp.

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt tính kháng nấm của các chất chiết thô từ cây lô hội (Trang 41 - 42)