2.4.2.1. Các nghiên cứu trong nƣớc
Hiện nay, việc nhân giống cây lô hội và cây hoa phấn bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô chƣa phổ biến lắm, chủ yếu chỉ làm để phục vụ cho nghiên cứu. Một số viện, trƣờng đã nhân giống thành công cây lô hội in vitro.
2.4.2.2. Các nghiên cứu ngoài nƣớc
Cây lô hội
Yu Pan, Guo-Ping Chen, Yang Liu, Xio-Yun Wang, Xu-Quing Chen…(2007) đã cảm ứng tạo mô sẹo cây lô hội (Aloe vera L. var. chinensis) thành công trên môi trƣờng MS có bổ sung 6-BA 2 mg/l với 2,4-D 0,5 mg/l và vitamin C 10 mg/l. Vitamin C giúp hấp thu nhựa lô hội hiệu quả. Tỉ lệ tạo mô sẹo lên đến 91,4% và mô sẹo phát triển rất tốt. [12]
Zhihua Liao, Min Chen, Feng Tan, Xiaofen Sun và Kexuan Tang (2004) đã thiết lập một quy trình vi nhân giống cho cây lô hội (Aloe vera L. var. chinensis
Berger, Chinese Aloe). Kết quả thu đƣợc: môi trƣờng tốt nhất cho cho sự tạo chồi là môi trƣờng MS bán rắn bổ sung BA 2 mg/l, NAA 0,3 mg/l, sucrose 30 g/l và 0,6 g/l PVP (pH 5,8), với cây Chinese Aloe hệ số nhân giống có thể đạt 15 lần trong 4 tuần. [13]
Cây hoa phấn
X. Xu, D. Hunter, M.S. Reid nghiên cứu hệ thống tái sinh hiệu quả cây hoa phấn. Họ thu đƣợc cây mầm từ việc nuôi cấy (trong tối) hạt hoa phấn trƣởng thành trên môi trƣờng MS bổ sung IAA 1 mg/l và TDZ 1 mg/l. Sau đó, lá mầm đƣợc chuyển vào môi trƣờng tái sinh chứa muối khoáng, các vitamin và TDZ 2 mg/l. Sau 4 tuần, các mô phân sinh chồi xuất hiện. Hầu hết các mô phân sinh này có thể phát triển thành các chồi trƣởng thành. [14]