Thí nghiệm 1: Ảnh hƣởng của BA và NAA lên quá trình nuôi cấy in vitro

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến quá trình nuôi cấy In Vitro (Trang 41 - 46)

vitro của giống lan Cymbidium.

Trong quá trình nuôi cấy in vitro ngƣời ta thƣờng sử dụng BA, hoặc kết hợp giữa nồng độ BA cao và nồng độ thấp NAA để tăng hiệu quả nhân giống in vitro (khả năng phát sinh phôi soma, protocorm và chồi).

Bảng 4.1. Ảnh hƣởng của BA và NAA đến khả năng phát sinh phôi soma, tạo protocorm và hình thành chồi của cây Cymbidium in vitro sau 60 ngày nuôi cấy

Nghiệm thức Số phôi soma Số protocorm Số chồi Chiều cao / mẫu cấy / mẫu cấy / mẫu cấy chồi (cm)

½ MS 0 A 2.22 A 1.56 A 2.17 D ½ MS+1mg/l BA 0 A 3.00 AB 1.78 ABC 1.90 CD ½ MS+3mg/l BA 0 A 3.67 BC 2.33 C 1.85 CD ½ MS+5mg/l BA 3.44 C 4.33 CD 2.22 BC 1.50 BC ½ MS+7mg/l BA 3.89 C 5.11 D 1.44 A 0.97 A ½ MS+10mg/l BA 4.89 D 6.22 E 1.33 A 0.83 A ½ MS+1mg/l BA+0.5mg/l NAA 1.67 B 3.56 BC 1.56 A 1.06 AB ½ MS+3mg/l BA+0.5mg/l NAA 3.56 C 4.44 CD 1.78 ABC 0.99 A ½ MS+5mg/l BA+0.5 mg/l NAA 3.78 C 4.67 D 1.67 AB 0.83 A ½ MS+7mg/l BA+0.5mg/l NAA 4.22 CD 6.11 E 1.78 ABC 0.78 A ½ MS+10mg/l BA+0.5mg/l NAA 5.11 D 6.78 E 1.89 ABC 0.77 A

CV% 1.81% 1.1% 1.92% 1.97%

*Các giá trị theo sau bởi chữ cái trong cùng một cột không cùng ký tự biểu hiện sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức độ 0,05.

Nhận xét:

Qua thống kê trắc nghiệm phân hạng các nghiệm thức của thí nghiệm trên cho thấy sau 60 ngày nuôi cấy in vitro, có những biểu hiện nhƣ sau:

*Số lƣợng phôi soma:

Dựa vào bảng 4.1 cho thấy có sự ảnh hƣởng giữa các yếu tố môi trƣờng nuôi cấy lên quá trình phát sinh phôi soma. Những môi trƣờng ½ MS; ½ MS + 1mg/l BA; ½ MS + 3mg/l BA không thấy sự phát sinh phôi soma, do ở những môi trƣờng nuôi cấy này nồng độ BA thấp chƣa kích thích sự phân chia tế bào mạnh để phát sinh phôi. Còn ở những môi trƣờng nuôi cấy có nồng độ BA cao (BA= 5mg/l; 7mg/l; 10mg/l) có sự phát sinh phôi soma.

Ngoài ra, khi kết hợp giữa BA và NAA vào môi trƣờng nuôi cấy thì khả năng phát sinh phôi soma cao hơn khi sử dụng BA. Môi trƣờng ½ MS + 7mg/l BA số phôi phát sinh là 3.89, còn ở môi trƣờng ½ MS + 7mg/l BA + 0.5mg/l NAA thì khả năng phát sinh phôi là 4.22, môi trƣờng có BA = 10mg/l là 4.89 còn ở môi trƣờng kết hợp giữa BA= 10mg/l + NAA= 0.5mg/l là 5.11. Qua đó chứng tỏ NAA có vai trò trong quá trình phát sinh phôi soma.

Nhƣ vậy BA và NAA có ảnh hƣởng lớn đến quá trình phát sinh phôi soma trong nhân giống in vitro.

*Số lƣợng protocorm:

Trong nhân giống in vitro ngoài việc phát sinh phôi soma còn có sự tạo protocorm. Quan sát số lƣợng protocorm ở bảng 4.1 cho thấy giữa các môi trƣờng nuôi cấy có sự khác biệt nhau.

Sau 60 ngày nuôi cấy, số protocorm hình thành phụ thuộc vào môi trƣờng nuôi cấy, ở môi trƣờng ½ MS số protocorm (2.22) và số protocorm tăng lên ở những môi trƣờng có bổ sung nồng độ BA cao (BA = 5mg/l; 7mg/l; 10mg/l). Ngoài ra khi kết hợp giữa BA và NAA thì số protocorm tăng cao hơn khi sử dụng BA.

Dựa vào bảng trắc nghiệm phân hạng 4.1 cho thấy ở những môi trƣờng ½ MS + 10mg/l BA; ½ MS + 7mg/l BA + 0.5mg/l NAA và ½ MS + 10mg/l BA +

0.5mg/l có số protocorm hình thành cao nhất và khác biệt so với các môi trƣờng khác.

*Số lƣợng chồi:

Sau 60 ngày nuôi cấy, bên cạnh sự phát sinh phôi soma và tạo protocorm còn có sự hình thành chồi. Tuy nhiên khả năng hình thành chồi không cao và không thấy

có sự khác biệt lớn giữa các nghiệm thức lên sự hình thành chồi khi bổ sung nồng độ BA và NAA càng tăng.

Nhƣ vậy ở giai đoạn sau 60 ngày nuôi cấy in vitro thì BA và NAA không ảnh hƣởng lớn đến quá trình hình thành chồi.

*Chiều cao chồi:

Dựa vào bảng trắc nghiệm phân hạng 4.1 cho thấy giữa các môi trƣờng nuôi cấy không có ảnh hƣởng đến sự phát triển chiều cao chồi.

Ở môi trƣờng đối chứng (½ MS) và môi trƣờng có bổ sung BA thấp (BA = 1mg/l, BA = 3mg/l) có chiều cao chồi cao nhất và khác biệt với các nghiệm thức còn lại. Chiều cao chồi thấp ở những nồng độ có bổ sung BA cao (BA= 5mg/l; 7mg/l; 10mg/l) là do ở các môi trƣờng này chủ yếu là tạo protocorm và phát sinh phôi soma nên ức chế sự phát triển của chồi.

Hình 4.1: Chồi lan Cymbidium sau 60 ngày nuôi cấy in vitro trên môi trƣờng có bổ sung BA.

Hình 4.2: Chồi lan Cymbidium sau 60 ngày nuôi cấy in vitro trên môi trƣờng có bổ sung BA và NAA.

Trong nhân giống in vitro, sau 60 ngày nuôi cấy khả năng phát sinh phôi soma, tạo protocorm đƣợc biểu hiện rõ, nhƣng sau 90 ngày nuôi cấy các phôi soma và protocorm đều phát triển thành chồi, tuy còn một số protocorm và phôi soma chƣa hình thành chồi (ở số lƣợng ít). Đo đó sau 90 ngày nuôi cấy, quan sát sự sinh trƣởng và phát triển của chồi.

Bảng 4.2. Ảnh hƣởng của BA và NAA đến sự sinh trƣởng và phát triển của chồi lan Cymbidium sau 90 ngày nuôi cấy in vitro

Nghiệm thức Số chồi Số lá Số rễ Chiều cao / mẫu cấy / chồi / chồi chồi (cm)

½ MS 2.11 A 2.11 AB 1.99 2.97 E ½ MS + 1mg/l BA 3.00 AB 2.50 BC 0 2.33 BCD ½ MS + 3mg/l BA 3.22 AB 2.08 A 0 1.98 ABC ½ MS + 5mg/l BA 4.56 CD 2.14 AB 0 1.82 AB ½ MS + 7mg/l BA 5.33 DEF 2.04 A 0 1.83 ABC ½ MS + 10mg/l BA 6.11 EF 2.11 AB 0 1.83 ABC ½ MS+1mg/l BA+0.5mg/l NAA 2.78 AB 2.62 C 0 2.85 DE ½ MS+3mg/l BA+0.5mg/l NAA 3.83 BC 2.60 C 0 2.36 CD ½ MS+5mg/l BA+0.5mg/l NAA 5.00 CDE

2.03 A 0 2.17 BC ½ MS+7mg/l BA+0.5mg/l NAA 5.78 DEF

2.04 A 0 2.03 ABC ½ MS+10mg/l BA+0.5mg/l NAA 6.44 F

2.00 C 0 1.63 A

CV% 1.62% 1% 2.34% 1.32%

*Các giá trị theo sau bởi chữ cái trong cùng một cột không cùng ký tự biểu hiện sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức độ 0,05.

Nhận xét: *Số lƣợng chồi:

Dựa vào bảng trắc nghiệm phân hạng 4.2 cho thấy có sự ảnh hƣởng của các môi trƣờng nuôi cấy lên sự hình thành chồi lan in vitro.

Ở các nghiệm thức 6 (½ MS + 10mg/l BA) và 11 (½ MS +10mg/l +0.5mg/l NAA) cho thấy số chồi hình thành cao nhất và có sự khác biệt với các nghiệm thức còn lại. Ngoài ra ở những môi trƣờng có bổ sung kết hợp BA và NAA luôn cho thấy số chồi hình thành cao hơn so với môi trƣờng chỉ có BA. Nhƣ vậy BA và NAA có ảnh hƣởng lớn đến sự hình thành chồi trong nhân giống in vitro.

*Số lƣợng lá, rễ và chiều cao chồi:

- Số lá: Số lá hình thành không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức, số lá không tăng khi nồng độ BA và NAA tăng.

- Số rễ: Bảng trắc nghiệm phân hạng cho thấy chỉ ở môi trƣờng đối chứng (½ MS) là có sự hình thành rễ. Chứng tỏ tại các nồng độ BA và NAA của thí nghiệm không ảnh hƣởng đến sự hình thành rễ.

- Chiều cao chồi: Bảng 4.2 cho thấy các môi trƣờng ½ MS và ½ MS + 1mg/l BA + 0.5mg/l NAA có chiều cao chồi cao nhất và khác biệt với các nghiệm thức còn lại.

Hình 4.3: Chồi lan Cymbidium sau 90 ngày nuôi cấy in vitro trên môi trƣờng có bổ sung BA

Hình 4.4: Chồi lan Cymbidium sau 90 ngày nuôi cấy in vitro trên môi trƣờng có bổ sung BA và NAA.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến quá trình nuôi cấy In Vitro (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)