KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Luận văn sư phạm Phân loại giống Cóc mày Leptobrachium thuộc họ cóc bùn Megophryidae ở Việt Nam (Trang 43 - 45)

1. Kết luận

Sau quá trình nghiên cứu phân loại giống Cóc mày ở Việt Nam, chúng tôi đã rút ra một số kết luận như sau:

Giống Cóc mày ở Việt Nam gồm 8 loài. Tất cả các loài đều có khả năng được dùng làm thực phẩm và có triển vọng nuôi làm cảnh, trong đó có tới 5 loài là loài đặc hữu của Việt Nam.

Trong tự nhiên việc nhận biết giống Cóc mày không khó lắm, chúng ta có thể dựa vào các đặc điểm: gai hàm, răng lá mía, màng nhĩ, củ bàn tay, củ bàn chân trong,...Nhưng việc phân biệt các loài đôi khi rất dễ nhầm lẫn, do đó cần phải dựa vào một số đặc điểm đặc trưng của từng loài.

Để giúp cho công tác phân loại được chính xác, chúng tôi đã xây dựng khóa định loại các loài và mô tả đặc điểm hình thái của loài. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp một số thông tin cơ bản về vùng phân bố, sinh học và sinh thái, giá trị sử dụng cho các loài thuộc giống Cóc mày ở Việt Nam.

2. Đề nghị

Đa số các loài trong giống Cóc mày Leptobrachium là những loài đặc hữu của Việt Nam, chúng có khu phân bố tương đối hẹp, số lượng cá thể ít và đều đang bị đe dọa tuyệt chủng. Vì vậy, cần có những nghiên cứu để bảo vệ nguồn gen quý giá này.

Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng khối lượng công việc quá lớn mà thời gian và điều kiện nghiên cứu thì có hạn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về giống Cóc mày ở Việt Nam vẫn còn nhiều nội dung chưa giải quyết được một cách trọn vẹn, cần có những nghiên cứu tiếp theo để hoàn thiện các nội dung này.

Các tài liệu công bố về các loài trong giống Cóc mày Leptobrachium

này được phổ biến rộng rãi hơn để tạo điều kiện cho những người muốn tìm hiểu về giống Cóc mày thuận lợi hơn.

Các mẫu vật được lưu giữ trong Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật về giống Cóc mày còn ít có lẽ Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật Việt Nam nên có biện pháp khắc phục và bảo tồn tốt hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn sư phạm Phân loại giống Cóc mày Leptobrachium thuộc họ cóc bùn Megophryidae ở Việt Nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)