. summarize
3.2 xuất kiến nghị
Thứ nhất, hình thành một ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương chung đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy ra đời đồng tiền chung khu vực cũng như việc giám sát, quản lý hoạt động tiền tệ trong tương lai. Mô hình ngân hàng trung ương của khu vực ASEAN+3 sẽ tương tự Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) với mục tiêu:
- Thanh toán thương mại giữa các thành viên, gia tăng phạm vi hoạt động của mình đại diện khu vực thực hiện các giao dịch thanh toán với các nước ngoài khối.
- Tư vấn, hỗ trợ quản lý chính sách tiền tệ ở các nước thành viên.
- Giám sát việc thực hiện các chính sách tiền tệ, đặc biệt là dòng chảy tiền tệ trong khối.
Thứ hai, xây dựng hiệp định chung về hợp tác đầu tư
ASEAN+3 nên tổ chức các cuộc họp ở các cấp Bộ trưởng, cấp Thủ tướng nhằm phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu để cho ra đời Hiệp định chung về hợp tác đầu tư. Mục đích của việc hình thành là san bằng sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước trong khu vực, huy động nguồn vốn từ nước thừa vốn sang nước thiếu vốn, hỗ trợ các nhà đầu tư cung cấp cũng như tư vấn các thông tin liên quan đến các chỉ số kinh tế cơ bản ở các quốc gia, thủ tục pháp lý và các lĩnh vực ưu tiên kêu gọi đầu tư, phát triển các ngành có thế mạnh ở từng quốc gia thành viên.
Thứ ba, thành lập tổ chức tư vấn nghiên cứu về kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực tiền tệ
Đây sẽ là tổ chức phí chính phủ được hình thành gồm Ủy ban với các cán bộ cao cấp của các nước thành viên cùng với tổ, nhóm hoạt động nghiên cứu theo từng vấn đề, để đạt tới mục đích chung:
- Tổ chức những cuộc trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau giữa các cán bộ cấp cao của Bộ Tài chính hay Ngân hàng nhà nước của các thành viên.
- Nghiên cứu chéo tình hình hoạt động tiền tệ ở các nước thành viên, liên quan đến chính sách tiền tệ hiện tại và tình hình thực hiện các chính sách.
Thứ tư, xây dựng lộ trình cụ thể cho quá trình thống nhất tiền tệ
Việc hình thành một liên minh tiền tệ - hình thức phát triển cao nhất của liên kết kinh tế quốc tế, phải trải qua từng bước một, khi mà hệ thống tài chính – tiền
tệ của khu vực dần trưởng thành và lớn mạnh qua những thời kỳ khủng hoảng hay tăng trưởng. Do đó, xây dựng một kế hoạch dài hạn, cụ thể cho việc thống nhất tiền
tệ ở ASEAN+3 có ý nghĩa rất quan trọng, có thể coi là kim chỉ nam cho hành động của toàn bộ hệ thống tài chính – tiền tệ để tiến tới đồng tiền chung.
KẾT LUẬN
Nhiều ý kiến cho rằng mô hình hợp nhất tiền tệ của liên minh châu Âu EU đang bộc lộ quá nhiều bất cập, tuy nhiên nếu xét theo mặt khách quan, thì việc thống nhất tiền tệ không phải là nguyên nhân gây ra các cuộc nợ công trầm trọng cho các nước thành viên EU. Ngược lại, việc tham gia vào liên minh tiền tệ đã nâng cao đánh kể uy tín quốc gia cũng như thúc đẩy kinh tế khu vực, và những bất ổn, yếu kém hiện nay là do sự thiếu đồng bộ trong chính sách tài khóa giữa các nước và chính sách vay mượn, chi tiêu bất hợp lý ở một số quốc gia. Do đó, việc hình thành một liên minh tiền tệ vẫn có ý nghĩa to lớn và nhiều tác động tích cực hơn với các nước thành viên, đặc biệt là các nước có nền kinh tế nhỏ sẽ hưởng lợi nhiều hơn.
Có thể thấy chặng đường xây dựng một liên minh tiền tệ vẫn còn rất nhiều khó khăn và trở ngại tại châu Á. Tuy vậy, mọi sự so sánh đều là khập khiễng, bởi quy mô và lịch sử phát triển của EU so với ASEAN+3 là khá khác biệt, bản thân ASEAN+3 cũng không có truyền thống hợp tác kinh tế bền chặt và lâu dài như các nước EU. Do đó, ASEAN hoàn toàn có thể tự hào với những chặng đường đã đi qua và tin tưởng vào tương lai của một đồng tiền chung châu Á. Tuy nhiên, những khó khăn trong con đường thống nhất tiền tệ của các khu vực khác nhau lại rất khác nhau, nên ngoài việc học hỏi kinh nghiệm từ liên minh châu Âu EU, các nước Đông Nam Á cũng cần tìm ra giải pháp và định hướng phù hợp riêng cho khu vực để tiến tới một hình thành một liên minh tiền tệ vững mạnh.