Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Triển vọng hình thành một liên minh tiền tệ khu vực ASEAN+3 từ việc nghiên cứu quá trình thống nhất tiền tệ của liên minh châu âu (Trang 26 - 28)

. summarize

2.2.1.Bài học kinh nghiệm

Bài học trong nghiên cứu đồng tiền chung châu Âu

Đồng EURO ra đời không chỉ là một sự kiện rất quan trọng trong phát triển liên minh kinh tế giữa các quốc gia châu Âu, mà đồng thời cũng là dấu mốc quan trọng của hệ thống tài chính quốc tế nói chung và tài chính khu vực châu Á nói riêng. Quá trình thống nhất tiền tệ ở châu Âu đã để lại nhiều kinh nghiệm, tạo động lực và tạo tiền đề cho việc hình thành ý tưởng về một liên minh tiền tệ ở khu vực châu Á. Một số bài học có thể rút ra khi nghiên về cứu đồng tiền chung châu Âu EURO:

Thứ nhất, liên minh tiền tệ là hình thức cao nhất và là một bước phát triển tất

yếu của quá trình nhất thể hóa khu vực. Do đó, cần có một tiềm lực kinh tế - xã hội đủ bền vững cho sự thống nhất tiền tệ này.

Thứ hai, tính minh bạch trong hệ thống tài chính đặc biệt là minh bạch trong

chi tiêu ngân sách là nhân tố quan trọng tác động tới tính bền vững của liên minh khu vực và triển vọng của đồng tiền chung, bởi cần có sự thống nhất tương đối giữa chính sách tiền tệ chung và chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa riêng ở mỗi quốc gia.

Thứ ba, vấn đề thiết kế bộ máy điều hành và cơ chế quản lý một đồng tiền chung. EU đã cho thấy tính hiệu quả của Ngân hàng trung ương châu Âu ECB trong việc điều hành chính sách tỷ giá và giữ ổn định cho đồng EURO.

Bài học kinh nghiệm cho ASEAN+3 trong kế hoạch tiến tới một đồng tiền chung

Thứ nhất, mọi sự hội nhập kinh tế nên bắt đầu với những nỗ lực để đạt được sự phát triển kinh tế như nhau ở mỗi nước thành viên.

Điều quan trọng là tránh được sự mất cân bằng kinh tế đang xảy ra ở khu vực đồng tiền chung châu Âu. Nếu muốn tăng cường công cuộc hội nhập, ASEAN phải đảm bảo tất cả các nước thành viên phát triển kinh tế với cùng một nhịp độ và không nước nào bị tụt lại phía sau.

Thứ hai, rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng của khu vực đồng tiền chung châu Âu, ASEAN cũng cần tạo ra một cơ chế đảm bảo phản ứng nhanh và thích hợp khi có một cuộc khủng hoảng xảy ra. Tăng cường tin cậy đối với ASEAN là điều cần thiết để thị trường tin rằng ASEAN có thể xử lý ổn thỏa cuộc khủng hoảng.

Thứ ba, đoàn kết mà vẫn tôn trọng sự đa dạng. Nếu không có sự tôn trọng đó

thì khó bề đoàn kết được vì mỗi quốc gia đều có bản sắc riêng, điều kiện riêng, lợi ích riêng. Nếu quên đi điều này, chắc sẽ khó có sự liên minh, liên kết.

Thứ tư, để đi đến một thị trường chung, hình thành một đồng tiền chung như EU, ASEAN chắc chắn sẽ phải khắc phục một số vấn đề như: sự khác biệt về trình độ phát triển. Không thể có một thị trường chung vận hành một cách thông thoáng nếu trình độ phát triển còn quá chênh lệch. Do đó, nhiệm vụ của ASEAN trong thời gian tới là thu hẹp khoảng cách phát triển đó, đồng thời tăng cường sự hợp tác nội Khối và tìm ra cơ chế vận hành của đồng tiền chung theo hướng nào. Chắc chắn không phải là áp dụng máy móc mô hình của EU. Vì vậy, phải tìm cách gì đó ở giữa để đáp ứng cả hai nhu cầu: làm cho đồng tiền chung ASEAN vận hành trôi chảy, đồng thời duy trì được sự thống nhất trong đa dạng. Điều này là không dễ dàng, nhưng các nước ASEAN đang cố gắng vận hành theo xu hướng này.

Tóm lại, những chuyển biến của thế giới gần đây ngày càng đặt ra những thách thức to lớn trong quá trình hình thành nên đồng tiền chung của ASEAN. Sức hấp dẫn của ASEAN ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế, tuy nhiên nó cũng gặp phải những sự cạnh tranh của các tổ chức và khu vực khác. Cơ chế hợp tác linh hoạt và mềm dẻo tạo nên sự thành công cho các nước ASEAN suốt hơn 4 thập kỷ qua thực sự chịu những thách thức to lớn khi nhu cầu phát triển kinh tế và hội nhập, đòi hỏi ASEAN phải hợp tác, liên kết gắn bó với nhau mạnh mẽ hơn. ASEAN cần từng bước thông qua những bậc thang liên kết hội nhập khu vực và những cải cách thể chế chính trị ở cấp độ EU qua từng giai đoạn liên kết hội nhập khu vực từ thị trường chung, thị trường đơn nhất đến liên minh kinh tế – tiền tệ và xây dựng Hiến pháp chung là những kinh nghiệm quan trọng nhằm tạo cho những nước thành viên ASEAN có thể cùng nhau xây dựng thành công một mô hình liên minh khu vực, liên minh tiền tệ trong tương lai.

Một phần của tài liệu Triển vọng hình thành một liên minh tiền tệ khu vực ASEAN+3 từ việc nghiên cứu quá trình thống nhất tiền tệ của liên minh châu âu (Trang 26 - 28)