Khí thải ống khói lò hơi

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP (Trang 39 - 43)

Vị trí lấy mẫu: KTOK - 2.04 - 1:Tại ống khói lò hơi.

Tiêu chuẩn so sánh:

QCVN 19:2009/BTNMT (B) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

Bảng 4.9: Kết quả phân tích khí thải ống khói lò hơi của Công ty [2]

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

KTOK-2.04-1 QCVN 19:2009/BTNMT B 1 Tổng bụi lơ lửng (TSP) mg/m3 52,4 200 2 NO2 mg/m3 210 850 3 SO2 mg/m3 161 500 4 CO mg/m3 810 1000

Kết quả đo, phân tích khí thải ống khói chung của 2 lò hơi hiện có của Công ty cho thấy khí thải có các chỉ tiêu đo đạc đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 19:2009/BTNMT (B).

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Kết luận

Qua đợt thưc tập tai công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ em đã nắm được khái quát quy trình công nghệ sản xuất giấy và có cái nhìn tổng quan hơn về hiện trạng thực tế của các loại chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, đặc biệt là nước thải – vấn đề quan trọng nhất của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, rút ra được nhiều kinh nghiệm về chuyên môn như việc lựa chọn phương pháp, thiết bị xử lý và cách thức hoạt động của một dây chuyền xử lý nước thải trong thực tế.

Nhìn chung, hiện tại nhà máy đã có hệ thống xử lý nước thải và các giải pháp xử lý khí thải chất thải rắn khá hoàn chỉnh. Đặc biệt việc tuần hoàn lại nước thải là một trong những điểm mới trong dây chuyền sản xuất của công ty. Đây cũng là một trong những biện pháp sản xuất sạch hơn mà công ty đã áp dụng, vừa tiết kiệm được nguyên liệu đầu vào, giảm thiểu được chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho công ty. Dây chuyền xử lý đạt hiệu quả, nước thải đầu ra phù hợp tiêu chuẩn thải.

Đề xuất

Qua đợt thực tập em có một số ý kiến cá nhân muốn đóng góp cho hệ thống xử lý chất thải và việc kiểm soát chất thải của công ty như sau :

Thứ nhất : Đề xuất biện pháp trong sản xuất

* Giảm thiểu chất thải rắn và chất thải nguy hại

- Hệ thống đường dẫn hơi nóng: Hệ thống đường ống dẫn hơi tới hệ thống xeo nên thực hiện bảo ôn để đảm bảo nhiệt không bị mất trong quá trình vận chuyển tới công đoạn xeo, để giảm thiểu nhiên liệu cho lò hơi dẫn đến giảm được lượng chất thải rắn trong quá trình đót lò hơi như: xỉ than.

- Than cấp cho nồi hơi: Trước hết phải nâng cao hiệu suất đốt lò hơi bằng cách lựa chọn than đủ tiêu chuẩn, chất lượng và vận hành đúng quy trình để làm giảm lượng khí thải và tro xỉ trong quá trình đốt. Đặc biệt tăng cường hiệu quả của hệ thống nồi hơi đốt năng lượng sinh khối BIOMASS, chủ động nguồn nguyên liệu để nồi hơi hoạt động ổn định, không phải đốt dầu hoặc than thay thế.

- Kiểm soát quy trình: Kiểm soát để duy trì hoạt động của các thiết bị ở điều kiện gần tối ưu nhất sẽ đem lại hiệu quả tốt để đạt chất lượng sản phẩm tốt và ổn định

đồng thời giảm thiểu được các tổn thất nguyên liệu và năng lượng trong toàn bộ quy trình sản xuất.

+ Kiểm soát tỷ lệ các nguyên liệu đầu vào theo đúng quy trình công nghệ, đảm bảo chất lượng, hạn chế tối đa lượng tạp (nilon, đinh ghim,..)

- Tiến hành bảo dưỡng máy móc, thiết bị định kỳ → Giảm các hiện tượng hỏng hóc thiết bị, tăng tuổi thọ của thiết bị đồng thời nâng cao sản lượng.

- Chất thải nguy hại như: dầu thải, dầu mỡ bôi trơn cần được thu gom sau đó đem bán cho các cơ sở tái chế dầu thải.

* Nâng cao hiệu quả xử lý và giảm thiểu nước thải:

Hiện tại nhà máy đã có hệ thống xử lý nước thải khá hoàn chỉnh, khi tiến hành tuần hoàn nước cho sản xuất tạo thành chu trình xử lý gần như khép kín. Để nâng cao hơn hiệu suất của hệ thống xử lý và giảm thiểu tới mức thấp nhất nước thải, có thể thực hiện một số biện pháp như:

- Thường xuyên kiểm tra sự hoạt động của các công trình như bể tuyển nổi, bể lắng cát, bể aeroten… tránh tình trạng đóng váng, đóng cặn làm giảm hiệu quả xử lý.

- Trên thực tế hệ thống xử lý nước thải xử lý nước thải có hiệu suất không như lý thuyết do lượng bùn vi sinh bị già mà không được xả bớt. Do đó việc kiểm tra nồng độ bùn vi sinh cần được chú ý để xả kịp thời, không làm ảnh hưởng tới hiệu suất xử lý của bể Aeroten.

- Đảm bảo các điều kiện như năng lượng, hóa chất,..cho hoạt động của hệ thống xử lý.

- Kiểm soát các điều kiện cho quá trình phân hủy hiếu khí diễn ra tốt: pH = 5,5 – 7,5, nồng độ vi sinh trong bể, thời gian lưu nước thải.

* Giải pháp giảm khí thải, tiếng ồn:

- Các phương tiện vận tải phải được thường xuyên bảo dưỡng và vận hành đúng tốc độ quy định cho từng khu vực, đảm bảo độ ồn dưới mức độ tối đa cho phép theo tiêu chuẩn hiện hành (TCVN5948-1995).

- Bảo dưỡng máy móc định kỳ để giảm tiếng ồn trong sản xuất.

- Đối vối các thiết bị vận hành tại vị trí cố định như bơm, máy phát điện dự phòng phải gắn các thiết bị giảm âm, chống rung, xây dựng tường cách âm bao quanh.

- Hệ thống đường trong công ty cần được xây dựng lại, bởi hiện nay đã bị xuống cấp, để đảm bảo giao thông đi lại trong công ty và hạn chế bụi do chính con đường này tạo ra trong quá trình xe đi lại trong công ty.

- Thường xuyên thực hiện tuyên truyềngiáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp cho tập thể cán bộ nhân viên toàn công ty.tích cực tham gia các phong trào, chương trình vệ sinh môi trường được phát động trên địa bàn.

- Thực hiện thường xuyên và đầy đủ các chương trình giám sát môi trường trong phạm vi nhà máy theo đúng quy định của pháp luật.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo công ty, sự quan tâm của các thầy cô giáo khoa xây dựng và môi trường đã giúp chúng em hoàn thành tốt đợt thực tập này!

Tài liệu tham khảo

[1]. “Đề án bảo vệ môi trường chi tiết”. Công ty CP Giấy Hoàng Văn Thụ. Năm 2014

[2]. “Báo cáo kết quả quan trắc giám sát môi trường định kỳ đợt 1 năm 2004”. Công ty CP Giấy Hoàng Văn Thụ. Năm 2014

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP (Trang 39 - 43)