Phòng chống cháy nổ.

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chế (Trang 113 - 115)

L N= DT (Z + NS)

3. Phòng chống cháy nổ.

Nhà máy sản xuất dầu thực vật không phải thuộc nhà máy dễ gây cháy nổ, nhưng ta cần phải chú ý đến công tác phòng chống cháy nổ nhất là các thiết bị làm việc trong điều kiện nhiệt độ, áp suất cao và các kho bảo quản, tài sản nhà nước.

Công tác phòng chống cháy nổ phải được chú trọng lập các đội phòng chống theo từng ca. đội này phải được huấn luyện các thao tác cũng như kiến thức phòng cháy, chữa cháy những công tác phòng chống cháy nổ vẫn là biện pháp tốt nhất.

Cần có các biện pháp phòng ngừa sau.

• Tuyệt đối tuân theo các quy định về phòng chống cháy nổ.

• Kiểm tra mức độ bụi của chất cháy bám trên tường, trần, sàn nhà và thiết bị.

• Khi sửa chữa đường ống hơi các thiết bị dễ cháy nổ bằng hàn điện hay hàn hơi cần phải kiểm tra nồng độ chất cháy trong đường ống. Thiết bị có mức vượt quá giới hạn hay không, nếu nằm trong giới hạn cháy

nổ thì phải có biện pháp dùng không khí có áp lực lớn, khí nén, khí trơ, hơi nước thổi vào để đuổi chúng đi đưa về giới hạn an toàn.

• Phải tổ chức thông gió tốt.

• Chú ý đến độ kín của thiết bị làm việc chân không cần theo dõi áp suất thường xuyên, tránh để không khí bên ngoài lọt vào tạo hỗn hợp dễ cháy nổ.

• Cách ly thiết bị dễ cháy nổ, bảo quản riêng các chất dễ cháy nổ.

• Khi điều khiển các quá trình công nghệ việc mở van khóa, bơm phải dùng tay mà không được dùng vật cứng, nặng gõ vào hoặc dùng đòn bẩy để mở gây chấn động va chạm truyền nhiệt dễ cháy nổ.

• Khi xảy ra sự cố cháy nổ thì lập tức phải đình chỉ sự thông gió để tránh lưu thông không khí và đám cháy lan rộng.

12.3. Kiểm tra sản xuất.

Mục đích kiểm tra công nghệ sản xuất là nhằm xem xét một cách có hệ thống phẩm chất nguyên liệu, điều kiện các quá trình tiến hành công nghệ và chất lượng của thành phẩm. Kiểm tra sản xuất được xếp vào loại kiểm tra thực tế các quá trình công nghệ nằm trong hệ kiểm tra chung của toàn bộ nhà máy bao gồm kiểm tra thành phẩm nguyên liệu và vật liệu.

Kiểm tra phẩm chất nguyên liệu nhập vào đảm bảo sao cho ở nhà máy khai thác dầu có được nguyên liệu đáp ứng đúng yêu cầu tiêu chuẩn do nhà nước đã ban hành trên cơ sở những số liệu về phẩm chất của nguyên liệu mà sắp xếp theo từng loại vào kho,bởi lẽ đối với mỗi loại nguyên liệu có phẩm chất khác nhau thì yêu cầu điều kiện bảo quản cũng khác nhau. Kiểm tra tình trạng nguyên liệu khi bảo quản nhờ đó có thể tạo ra khả năng sao cho tổn thất nguyên liệu hạn chế đến mức thấp nhất, đảm bảo cho dầu thô, bả thu được có chất lượng cao. Vì vậy cần theo dõi, quan sát một cách có hệ thống nhiệt độ và độ ẩm của hạt bảo quản, xác định chỉ số axit của hạt và dầu.

Kiểm tra hoạt động của các máy làm sạch hạt được tiến hành bằng cách xác định hàm lượng tạp chất trong hạt trước và sau khi làm sạch, nhằm mục đích sao

cho nguyên liệu sau khi đã làm sạch có hàm lượng tạp chất còn lại thấp nhất không để ảnh hưởng tới phẩm chất và cũng không làm hư hỏng ăn mòn các thiết bị kiểm tra làm việc của máy sàng quạt và bóc vỏ cần đảm bảo theo dõi chế độ xay xát và tách vỏ tốt .

Trong khâu chưng sấy và ép cần chú ý xác định chế độ gia ẩm gia nhiệt thích hợp bảo đảm cho hiệu suất thu hồi cao.

Kiểm tra mức độ nghiền của bột nghiền cho phù hợp với điều kiện của nồi chưng sấy.

12.4. Các phương pháp xác định chỉ số hóa lý của dầu. 1. Xác định màu sắc. 1. Xác định màu sắc.

Xác định màu sắc dầu mỡ thường dùng các phương pháp như: quan sát bằng mắt, so với dung dịch iốt tiêu chuẩn hoặc kalibicromat (K2Cr2O7) tiêu chuẩn hoặc dùng máy so màu.

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chế (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)