Xây dựng các quy phạm vệ sinh

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy đồ hộp cá - sản phẩm cá ngừ ngâm dầu (Trang 87 - 89)

9 Chất lượng của nguồn nước dùng trong sản phẩm (SSOP 1)

- Nước dùng trong chế biến và vệ sinh công nhân phải đảm bảo an toàn vệ sinh, không có tạp chất, không chứa vi trùng gây bệnh.

- Nồng độ chlorine dư trong nước là 0,5 – 1ppm.

- Làm vệ sinh bể lọc và các bể chứa trung gian theo định kỳ (khoảng 3 tháng một lần). 9 KCS lấy mẫu phân tích chất lượng nước, nếu thấy bị nhiễm vi sinh công ty sẽ dừng sản xuất và xác định tính chất, phạm vi của vấn đề trước khi đưa vào sản xuất lại.

9 Chất lượng của nước đá dùng trong sản xuất (SSOP 2)

- Nước đá phải đảm bảo an toàn vệ sinh, không được lây nhiễm cho sản phẩm. - Vệ sinh dụng cụ lấy đá, thùng chứa, dụng cụ chứa đá trước và sau mỗi ca sản xuất. - Nồng độ chlorine trong nước đá là 0,5 – 1ppm.

9 Vệ sinh các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm (SSOP 3) 9 Nhăn ngừa sự nhiễm chéo (SSOP 4)

9 Vệ sinh cá nhân (SSOP 5)

Tất cả những người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (kể cả nguyên liệu và các thành phần khác, với các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm và với các nguyên liệu bao gói đều phải thực hiện nghiêm túc các quy định vệ sinh sau đây:

- Cơ thể phải sạch sẽ trước khi bắt tay vào công việc

- Mặc áo choàng sạch, sáng màu, đội mũ trùm đầu tóc, đeo khẩu trang đi ủng và găng tay sang màu bằng vật liệu không thấm nước và không bị ăn mòn. Với những người làm việc ở khu vực ướt cần có them tạp dề bằng vật liệu không thấm nước.

- Không đeo đồ trang sức (nhẫn, vòng, đồng hồ…) có thể rơi vào thực phẩm hoặc rơi vào thiết bị khi đang vận hành hoặc có thể tích tụ chất bẩn là nguồn nhiễm bẩn thực phẩm. Móng tay phải cắt ngắn và không được sơn móng tay.

- Rửa tay kỹ bằng chất tẩy rửa (hoặc chất khử trùng khi cần thiết), làm khô tay ngay sau khi rửa trước khi bắt tay vào làm việc, sau khi tạm dừng làm việc trong một thời gian ngắn, thay đổi công việc, sau khi đi vệ sinh, hoặc sau khi tiếp xúc với chất, vật khác không phải là thực phẩm.

- Không được ăn uống, nhai kẹo cao su, hút thuốc, ngậm tăm, ăn trầu, ngậm thuốc chữa bệnh thậm chí nói to, ho… có thể gây nhiễm bẩn thực phẩm.

- Không vứt giấy lộn (giấy kẹo, bao thuốc lá…), tóc, mẫu thuốc, dược phẩm, mĩ thẩm trong các khu vực xử lý thúc phẩm.

- Tuyệt đối không được khạc nhổ trong các khu vực xử lý thực phẩm,

- Chấp hành đúng các quy định sử dụng các phương tiện vệ sinh, vứt khăn sử dụng một lần vào nơi quy định, cất giữ quần áo và đồ dung cá nhân bên ngoài khu vực sản xuất.

Khách thăm khu vực xử lý thực phẩm cần:

- Mặc áo choàng, đội mũ trùm (và khi cần có thể đeo khẩu trang, đi ủng)

- Chấp hành đúng các yêu cầu về hành vi cá nhân và các quy định vệ sinh trong khu vực mà họ tham quan.

9 Bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bẩn (SSOP 6) 9 Sử dụng, bảo quản hóa chất (SSOP 7)

9 Sức khỏe công nhân (SSOP 8)

9 Kiểm soát động vật gây hại (SSOP 9)

- Phải ngăn ngừa và tiêu diệt động vật gây hại (côn trùng, ruồi, muỗi, gián, chuột, bọ…).

- Định kỳ kiểm tra trần, tường, rèm chắn…để phát hiện và sửa chữa kịp thời những hư hỏng có khả năng là nơi xâm nhập của động vật gây hại.

- Định kỳ thu gom chất thải rắn ở mương, cống thoát nước bên ngoài xưởng sản xuất và chuyển ngay đến bãi rác.

9 Xử lý nước thải (SSOP 10)

- Định kỳ thu gom chất thải rắn ở mương, cống thoát nước bên ngoài xưởng sản xuất và chuyển ngay đến bãi rác.

- Thao tác đúng quy cách, phân công người chịu trách nhiệm.

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy đồ hộp cá - sản phẩm cá ngừ ngâm dầu (Trang 87 - 89)