Phó tinh hoàn

Một phần của tài liệu Bước đầu thụ tinh trong ống nghiệm trên chó (Trang 25 - 27)

 Vị trí: nằm ở một bên thân và đầu dƣới của tinh hoàn (Nguyễn Đình Nhung

và ctv, 2005)

 Cấu tạo

Về giải phẫu học, phó tinh hoàn gồm 3 phần (Hoàng Văn Tiến và ctv, 1995).

Đầu: có rất nhiều ống dẫn ra (13 đến 20) đính vào ống dẫn của phó tinh hoàn, tạo nên một cấu trúc dẹt, gắn vào một đầu của tinh hoàn.

Thân: phần này hẹp, nối tiếp sau đầu phó tinh hoàn và tận cùng ở đầu kia của tinh hoàn.

Đuôi: phần này nối tiếp sau phần thân và rộng hơn thân phó tinh hoàn. Đƣờng viền quanh của đuôi phó tinh hoàn là đặc điểm có thể thấy đƣợc ở gia súc còn sống. Bên ngoài là lớp màng sợi, trong là các ống sinh tinh. Ở đầu trên khoảng 15- 20 ống từ tinh hoàn đi lên, chúng uốn lƣợn, gấp đi gấp lại tập trung thành 6-10 ống ở phần thân, đi xuống đuôi chỉ còn 2-3 ống, cuối cùng còn 1 ống dẫn ra khỏi đuôi phó tinh hoàn (Nguyễn Đình Nhung và ctv, 2005)

Phó tinh hoàn có 2 loại tế bào (Nguyễn Quang Mai và ctv, 2005) - Tế bào hình trụ có tiêm mao: có chức năng hấp thu

- Tế bào đáy: có chức năng bài tiết

 Chức năng

Làm tinh trùng thành thục và dự trữ tinh trùng:

Những giọt bào tƣơng còn sót lại trên cổ tinh trùng tụt dần xuống các phần tận cùng của đoạn giữa tinh trùng, hoạt lực tinh trùng tăng lên khi tinh trùng đi vào thân phó tinh hoàn. Tại đuôi phó tinh hoàn, tinh trùng đƣợc cung cấp những yếu tố làm tăng khả năng thụ tinh, tinh trùng ở đuôi phó tinh hoàn có khả năng thụ tinh cao hơn tinh trùng ở phần thân, ngoài ra cũng có khả năng thụ tinh mà không cần bổ sung chất bài tiết của các tuyến phụ. Những bất bình thƣờng về hình thái tinh trùng trong tinh dịch có thể làm tăng lên trong quá trình tinh trùng đi qua và thành thục trong phó tinh hoàn (Hoàng Văn Tiến và ctv, 2005).

Trong phó tinh hoàn, tinh trùng đƣợc bao bởi một màng glycoprotein giúp tinh trùng vận động tiến thẳng, thể đỉnh thành thục (Nguyễn Quang Mai và ctv, 2005).

Tinh trùng nằm trong phó tinh hoàn có thể giữ đƣợc năng lực thụ tinh trong vài tuần lễ và ống phồng trong đuôi phó tinh hoàn là cơ quan bảo tồn chính. Khả năng đặc biệt của đuôi phó tinh hoàn để bảo tồn tinh trùng phụ thuộc vào nhiệt độ thấp của bao tinh hoàn và hoạt tính của hormon tính dục đực (Hoàng Văn Tiến và ctv, 2005).

Phó tinh hoàn làm tăng nồng độ K+, mà K+

có tác dụng ức chế sự vân động của tinh trùng, làm tăng tuổi thọ tinh trùng. Tinh trùng đƣợc chuyển xuống và dự trữ ở

đuôi phó tinh hoàn, môi trƣờng ở đây rất phù hợp để tinh trùng kéo dài tuổi thọ: Na+ thấp, K+

cao, phân áp oxy thấp, CO2 cao, pH tƣơng đối thấp, tinh trùng bị ức chế hầu nhƣ không vận động (Nguyễn Quang Mai và ctv, 2005)

Tinh trùng di chuyển trong phó tinh hoàn sẽ biến đổi cấu trúc để có thể sống lâu: giảm lƣợng nƣớc, giảm thể tích, sinh ra protein mới bao quanh tinh trùng làm tinh trùng mang điện tích âm nên không bị ngƣng kết với nhau, hoàn chỉnh khả năng thụ tinh, tinh trùng sống trong phó tinh hoàn 7-10 ngày, tối đa 2 tháng (Nguyễn Đình Nhung và ctv, 2005)

Bảng 2.1. Lƣợng tinh trùng dữ trữ trong các phần của phó tinh hoàn (Nguồn: Davol, 2000)

Hấp thu và bài tiết dịch:

Hầu hết lƣợng lớn chất dịch ra khỏi tinh hoàn hằng ngày bị hấp thu ở phần đầu của phó tinh hoàn, phần đuôi cũng có khả năng hấp phụ những phần tử nhỏ kể cả tinh trùng. Dòng chảy của chất dịch màng lƣới tinh hoàn đi ra những ống dẫn ra và ống của phó tinh hoàn là cần thiết cho việc duy trì hình thái bình thƣờng của những ống này. Sự vận chuyển tinh trùng thông qua phó tinh hoàn là do dòng chảy của chất dịch màng lƣới, hoạt động của biểu mô có nhung mao của các ống dẫn ra và sự co rút của thành cơ của ống phó tinh hoàn (Hoàng Văn Tiến và ctv, 2005).

Phó tinh hoàn hấp thu rất mạnh, làm giảm nồng độ Na+, Cl-, tăng nồng độ K+

trong dịch của phó tinh hoàn (Nguyễn Quang Mai và ctv, 2005).

Một phần của tài liệu Bước đầu thụ tinh trong ống nghiệm trên chó (Trang 25 - 27)