Thuận lợi, khó khăn của vườn cò Đông Xuyên khi phát triển theo hướng du lịch sinh thái.

Một phần của tài liệu vườn cò Đông xuyên bắc ninh (Trang 48 - 52)

Hình 4.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh

4.2.6. Thuận lợi, khó khăn của vườn cò Đông Xuyên khi phát triển theo hướng du lịch sinh thái.

lịch sinh thái.

4.2.6.1 Thuận lợi

• Vườn cò Đông Xuyên có số lượng cò tương đối lớn trên hàng vạn con cò vạc, trong đó chủ yếu là các loài cò như: cò bợ, cò trắng, cò lửa, cò mỏ vạc chân đen, cò mỏ vạc chân vàng... Ngoài ra còn có nhiều loài chim khác cũng về đây làm tổ như chim sẻ, chim khách. Vườn cò Đông Xuyên chứa đựng nguồn gen quý của các loại cò vạc đặc trưng cho địa phương, là nơi cân bằng sinh thái, bảo tồn các động vật quý hiếm, mang ý nghĩa tinh thần cho người dân.

• Vườn cò Đông Xuyên nằm cách thành phố Bắc Ninh 10km và nằm kế cận nhiều điểm du lịch trong tỉnh như Đền Can Vang, làng Lim, khu di tích Đền Đô, vườn sinh thái Hương Tràm, đền thờ tiến sĩ Lê Tuân Mậu… vị trí này rất thuận lợi cho du khách đến tham quan theo tour.

• Bắc Ninh là một tỉnh có nền kinh tế phát triển nên cuộc sống của người dân cũng được cải thiện và nâng cao. Trong thôn hầu hết các ngôi nhà đều là nhà kiên cố và nhà tầng, đường làng được bê tông hoá thuận lợi cho giao thông.

• Có sự quan tâm từ nhà nước, từ cấp tỉnh, ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh cấp kinh phí cho vườn cò 2 lần vào năm 2005 và 2011 để tôn tạo và xây kè.

• Tinh thần tự giác, tự nguyện bảo vệ cò của người dân xã Đồng Tiến rất tốt khiến nạn săn bắn cò giảm đi đáng kể.

• Môi trường sống, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào thuận lợi cho sự phát triển của cò.

4.2.6.2 Khó khăn

Ngoài những thuận lợi kể trên, thì việc phát triển vườn cò Đông Xuyên theo hướng du lịch sinh thái cũng gặp không ít những khó khăn.

Công tác quy hoạch vườn cò còn gặp nhiều khó khăn, do những ý kiến trái chiều của người dân ngay từ việc mở rộng quy mô vườn cò. Khi được phỏng vấn trực tiếp bác Nguyễn Đình Thìn – nguyên là bí thư chi bộ thôn Đông Xuyên, bác cho biết “Trên Sở có dự định mở rộng vườn cò 14ha nhưng theo bác dự định này khó thực hiện do vấn đề kinh phí rất lớn. Người dân có các luồng tư tưởng khác nhau trước dự định này của Sở, người sợ mất đất mất ruộng không ủng hộ, người ủng hộ vì khi mở rộng sẽ phát triển thêm dịch vụ. Làm khu sinh thái, miếng đất gần khu vườn cò sẽ có giá cao hơn. Nhưng nhiều người dân chỉ nhận thấy cái mất trước mắt mà không thấy cái lợi sau này”.

Qua phỏng vấn ngẫu nhiên 21 hộ dân sống xung quanh khu vực vườn cò, nhóm đã thu thập được nhiều thông tin về ảnh hưởng của vườn cò đến người dân, hoạt động quản lý môi trường và mong muốn của người dân, trong đó nhiều người dân có ý kiến khác nhau về việc quy hoạch mở rộng vườn cò. Đa phần họ không muốn mở rộng vườn cò vì nhiều lý do khác nhau nhưng lý do chính nhất là sợ mất đất mất ruộng, cũng có một phần nhỏ người dân đồng ý, do họ nhận thức được lợi ích từ việc mở rộng vườn cò.

Việc tạo ra sự đồng thuận trong người dân về công tác quy hoạch vườn cò đang là một thách thức không nhỏ để phát triển vườn cò Đông Xuyên theo hướng du lịch sinh thái.

 Tác động đến môi trường và cuộc sống người dân

Khi mở rộng vườn cò, cò có nhiều nơi trú ngụ hơn vì vậy sẽ kéo đàn về nhiều hơn, sinh sản tăng lên. Điều này sẽ tác động đến môi trường quanh khu vực vườn cò. Vào những thời điểm cò về nhiều, lượng phân cò thải ra khá lớn gây mùi tanh rất khó chịu, nó còn làm mất màu xanh của tre; tiếng ồn từ vườn cò cũng gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân xung quanh.

Vấn đề môi trường tại vườn cò chưa được quan tâm, nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi của người dân được đổ trực tiếp ra ao làm cho cá và một số loài động vật thủy sinh dưới ao (tôm,cá…) bị chết hoặc mắc bệnh, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe đàn cò do các động vật thủy sinh đó là thức ăn của cò. Rác thải chưa được thu gom, vứt bừa bãi quanh bờ ao tạo hình ảnh xấu đối với khách du lịch và mất vệ sinh môi trường. Điều quan trọng hơn là nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm ở đây có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi người và chim cùng chung sống trong một không gian hẹp và ô nhiễm.

 Về tổ chức quản lý

Hiện nay vườn cò chưa có ban quản lý riêng mà chủ yếu là do người dân địa phương tự đứng ra bảo vệ cũng như quy định hương ước và hình phạt nếu vi phạm. Phần lớn hội cựu chiến binh, hội phụ nữ và các đoàn thể khác trong làng và người dân tự đứng ra tổ chức bảo vệ vườn cò, tuy nhiên với số lượng người ít vẫn chưa đủ để đáp ứng các hoạt động bảo vệ vườn cò.

Hình phạt đối với người săn bắn cò trái phép chỉ mang tính răn đe… chưa có mức hình phạt cụ thể nên tính cưỡng chế không cao. Vì vậy rất khó để ngăn chặn được nạn săn bắn cò.

Chưa có sự quan tâm sâu sắc từ các chính quyền tỉnh, chưa có ban quản lí Vườn cò và đội ngũ bảo vệ thường xuyên. Công tác quảng bá vườn cò chưa hiệu quả nên chưa thu hút được đông đảo khách du lịch.

Hoạt động buôn bán, phục vụ du lịch hầu hết còn ở mức tự phát, chưa có quy hoạch tổng thể nên chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.

 Tài chính

Việc đầu tư để quản lý và bảo vệ vườn cò hầu như do người dân trong làng tự bỏ tiền ra. Nhà nước cũng có hỗ trợ nhưng chỉ là một phần nhỏ. Khi phát triển vườn cò Đông Xuyên theo hướng du lịch sinh thái chắc chắn phải cần một khoản tiền khá lớn.

 Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng còn kém, hiện đường bộ vào vườn cò rất hạn chế, đường nhỏ hẹp quanh co.

Để đi sâu vào trong vườn cò phải di chuyển bằng thuyền tre nhỏ, rất thô sơ, bởi vậy mà phần lớn khách du lịch chỉ ngắm đàn cò từ xa mà không được tiếp cận gần với đàn cò.

Hình 4.10. Thuyền tre - Phương tiện di chuyển để vào sâu trong vườn cò

 Ý kiến của chuyên gia.

Ngoài những ý kiến của người dân và các cấp chính quyền trong việc phát triển vườn cò Đông Xuyên theo hướng du lịch sinh thái thì cũng có một số góp ý của các chuyên gia. Cũng theo bác Thìn “Người ở Viện nghiên cứu động vật cũng đã xuống

nghiên cứu vườn Cò và đưa ra ý kiến rằng việc mở rộng là không cần thiết, người vẫn làm nhà, cò vẫn ở”

Một phần của tài liệu vườn cò Đông xuyên bắc ninh (Trang 48 - 52)