Hiện trạng môi trường tại vườn cò Đông Xuyên.

Một phần của tài liệu vườn cò Đông xuyên bắc ninh (Trang 39 - 43)

Hình 4.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh

4.2.3. Hiện trạng môi trường tại vườn cò Đông Xuyên.

4.2.3.1 Hiện trạng môi trường đất

Số lượng cò lớn đang gây tác động lớn đến môi trường đất của vườn cò.

Lượng phân cò và sự phân hủy xác cò chết làm cho hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất tăng cao. Về nguyên tắc các chất dinh dưỡng sẽ có lợi cho đất và cây trồng. Tuy nhiên thực tế lại khác, do quá trình phân hủy chất hữu cơ lớn trong điều kiện hiếu khí sẽ tạo ra một lượng lớn khí CO2 và các axit hữu cơ gây chua đất (thể hiện giá trị pH ở mức chua nhẹ). Điều này sẽ làm hạn chế quá trình hô hấp và hút chất dinh dưỡng của cây, cũng như tạo điều kiện giải phóng các chất độc trong đất và tác động xấu đến cây trồng. Mặt khác vào mùa mưa, có thể gây ngập úng nước tạo ra sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ. Điều này làm sản sinh các khí độc như NH3, H2S gây

độc và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây trồng. ( TT Sinh thái Nông Nghiệp - ĐH Nông Nghiệp HN, 2013).

Việc phân hủy một lượng lớn phân cò và xác cò đã làm cho môi trường đất xấu đi và ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật có trong vườn.

Ngoài ra, nước trong hồ cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến đất ở ven bờ, do tác động của nước làm cho đất bị sạt lở. Theo quan sát thì đất ở ven bờ đã được kè bờ bằng tre để giảm bớt nguy cơ sạt lở.

4.2.3.2 Hiện trạng môi trường nước

Môi trường nước hồ tại vườn cò Đông Xuyên đang chịu khá nhiều áp lực từ vườn cò, từ nguồn nước thải sinh hoạt cũng như nước thải chăn nuôi của các hộ dân trong làng. Các nguồn này đang trực tiếp làm ô nhiễm nguồn nước hồ, cản trở hoạt động sống của các loài thủy sinh vật ( như cá, tôm…).

Vườn cò tại làng Đông Xuyên là nơi trú ngụ và sinh sống của hàng chục nghìn cò. Các hoạt động sống của cò đã tạo ra một lượng không nhỏ phân cò bị rơi vãi xuống nước, làm nước có mùi hôi tanh.

Ngoài ảnh hưởng từ cò, thì nước hồ còn chịu ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt cũng như chăn nuôi của người dân địa phương. Theo Bí thư chi Bộ xã Đông Tiến thì “ ao đình làng, ngoài là nơi trồng tre, đắp đất cho cò sinh sống, còn là nơi chứa nước thải sinh hoạt của gần 400 hộ dân trong thôn”.

Nước thải từ các hộ dân theo các đường cống rãnh rồi được xả trực tiếp vào hồ nước, làm nước trở nên ô nhiễm, nước có màu xanh đậm, mùi tanh hôi.

Hình 4.7. Cống nước thải sinh hoạt

Hơn nữa , theo quan sát thì sát cạnh hồ có một trại chăn nuôi nhỏ của người dân trong làng. Nước thải chăn nuôi này cũng được xả trực tiếp xuống hồ, góp phần làm nước hồ ô nhiễm, hồ bị phú dưỡng. Đặc biệt trong hồ đã xuất hiện tình trạng nước hồ xanh thẫm, mùi tanh, cá chết….

Hình 4.8. Trại chăn nuôi sát hồ nước trong vườn cò

Hình 4.9. Cá trong hồ bị chết

4.2.3.3 Hiện trạng môi trường không khí

Vườn cò Đông xuyên nằm giữa hồ nước lớn và xung quanh vườn cò có các hộ dân sinh sống, các hoạt động sống của cò ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân trong thôn. Mùi phát sinh từ vườn cò chủ yếu là từ quá trình phân hủy phân cò cũng như xác cò chết, đặc biệt là quá trình phân hủy yếm khí tạo ra các chất gây mùi như H2S và NH3. Bên cạnh đó tiếng ồn chủ yếu phát sinh do tiếng kêu của cò cũng gây ảnh hưởng tới khu vực xung quanh đặc biệt là thời điểm chiều khi cò đi kiếm ăn về (TT Sinh thái Nông Nghiệp - ĐH Nông Nghiệp HN, 2013).

Theo kết quả điều tra phỏng vấn người dân xung quanh vườn cò cho thấy, thời điểm phát sinh mùi nhiều nhất là vào mùa sinh sản từ tháng 4 đến tháng 8 âm lịch với số lượng cò đông và đặc biệt vào buổi chiều khi trời có gió thì khả năng phát tán mùi hôi tanh càng rộng.

Theo kết quả phỏng vấn người dân sống xung quanh vườn cò cho thấy có 57,14% số người được phỏng vấn cho rằng mùi từ vườn cò phát sinh ra nhiều nhất vào buổi chiều và 38,1% số người cho rằng mùi hôi tanh xuất hiện nhiều nhất vào buổi trưa, và 5% số người cho rằng vào buổi sáng khi cò bắt đầu đi kiếm ăn.

Đặc tính sinh học của cò là sáng bay đi kiếm ăn và chiều tối bay về tổ thì tiếng ồn phát sinh từ vườn cò chủ yếu vào chiều tối khi đàn cò đi kiếm ăn quay trở về tổ.Theo kết quả điều tra qua bảng hỏi và phỏng vấn thì có 66, 67% số người được phỏng vấn cho rằng thời điểm phát sinh ra tiếng ồn nhiều nhất là vào buổi chiều,19% số người cho rằng vào buổi tối và 14% số phiếu cho rằng tiếng ồn phát ra nhiều nhất vào buổi sáng.

Biểu đồ 4.2. Biểu đồ thể hiện thời điểm ảnh hưởng bởi tiếng ồn của cò.

Một phần của tài liệu vườn cò Đông xuyên bắc ninh (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w