Chiến lược giá

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách truyền thông cổ động cho công ty Pepsico Việt Nam (Trang 31 - 32)

2009 – 2010

2.4.3Chiến lược giá

a. Định giá sản phẩm mới:

Nước giải khát là mặt hàng khá quen thuộc người tiêu dùng,vì thế khi có một sản phẩm mới ra đời thì nó cũng chỉ được xem là một sản phẩm thay thế chứ nó không thể nào mở ra một phân khúc thật hấp dẫn được.Chính vì thế mà khi các sản phẩm mới của Pepsi ra đời thì nó đều được định giá với mức giá thâm nhập.khi sting hay Twister được tung ra thị trường vào những năm 2005-2006 thì 2 sản phẩm này được định giá thâm nhập với mức giá xoay quanh những sản phẩm đã có của mình hay của đối thủ cạnh tranh.

Đầu năm 2008 Pepsi lại tiếp tục cho ra sản phẩm Sting sport nước tăng lực giành cho những người chơi thể thao với 2 vị cam và chanh,vì đây được cho là một phân đoạn tìm năng mà trước đây còn bỏ ngỏ,vì thế Pepsi định giá có phần cao hơn,khi trước đó họ đã tung ra sản phẩm 7-up.

Khi Pepsi ký được hợp đồng xâm nhập thị trường Việt Nam, lập tức với thế lực hùng hậu của mình, Pepsi ngay lập tức thống lĩnh thị trường Việt Nam từ Nam ra Bắc.Tất cả những “hãng” nước ngọt “linh tinh” ở Việt Nam lập tức “sập tiệm” (chỉ cần với một chiêu thức đơn giản là “khuyến mãi đại hạ giá”). Với giá quá rẻ, cộng thêm uy tín chất lượng “hàng đầu thế giới”, Pepsi “đè bẹp” các đối thủ Việt Nam trong vòng không quá... một tháng.

Thị trường của Pepsi ngày càng mở rộng từ nam ra bắc từ thành thị đến nông thôn,trên tất cả lãnh thổ việt nam.Nhưng hãng vẫn thực hiện chiến lược giá thống nhất trên mọi thị trường.

2.3.3. Các công cụ truyền thông hiện tại của công ty.

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách truyền thông cổ động cho công ty Pepsico Việt Nam (Trang 31 - 32)