1C, 2B, 3C, 4B, 5A, 6A, 7B, 8A, 9A, 10A, 11B,
12A, 13D, 14D, 15A, 16C, 17D, 18A, 19D, 20A, 21B, 22B, 23C, 24C, 25B, 26A, 27B, 28D, 29D, 30D, 31C, 32B, 33D. V. Nhận xét – đánh giá: Sĩ số Lớp <5 5-7,5 8 -10 Tỉ lệ %>TB 40 12S3 6 28 6 85 42 12S5 7 25 10 83,34 47 12S6 9 28 10 80,8 41 12S8 6 26 9 85,4 41 12S9 7 24 10 83
* Nhận xét: Nội dung kiến thức nhiều, một số học sinh chưa nắm được bài, tỉ lệ còn thấp. Mức độ đề dễ, phù hợp với đối tượng HS TB, khá.
PHẦN V: HIỆU QUẢ CỦA CHUYÊN ĐỀ
Qua hơn 1 năm áp dụng việc đổi mới cách ra đề kiểm tra theo hình thức trắc
nghiệm mà chúng tôi đã được bồi dưỡng và triển khai tại tổ bộ môn sinh tôi nhận thấy.
1. Ưu điểm:
- Tất cả các thành viên trong tổ đã thành thạo trong việc xây dựng ma trận và đề
kiểm tra trắc nghiệm theo qui trình.
- Kết quả kiểm tra của các đợt đã đánh giá chính xác kết quả học tập của HS theo từng nhóm phân loại.
- Giáo viên đã thực sự đầu tư kĩ lưỡng cho việc ra đề bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng với những kiến thức trọng tâm đồng thời phân loại rõ rệt các đối tượng học sinh ở
mỗi lớp mình giảng dạy.
- Khi cung cấp trước ma trận đề cho học sinh, từ đó học sinh có thể biết được nội
dung kiến thức chủ yếu mình cần nắm để làm bài kiểm tra đạt kết quả cao.
- Qua việc xây dựng qui trình lập ma trận đề kiểm tra này, ở cấp độ quản lí có thể đánh giá được chất lượng giảng dạy trên lớp của giáo viên, việc thực hiện dạy theo
chuẩn và những nội dung giảm tải, sự tiếp thu của học sinh từ đó đánh giá được năng
lực thực sự của giáo viên cũng như chất lượng của học sinh.
- Cách xây dựng ma trận đề thi giúp giáo viên điều chỉnh đề kiểm tra phù hợp
với đối tượng học sinh. 2. Khó khăn:
- Với đội ngũ giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm để ra được đề kiểm tra theo
đúng qui trình người giáo viên phải nắm thật vững chuyên môn cũng như phải có cái nhìn bao quát về nội dung mình dự định ra đề kiểm tra.
- Giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian và kiến thức cho việc lập ma trận và biên soạn đề kiểm tra.
PHẦN VI: KẾT LUẬN
Đổi mới phương thức ra đề kiểm tra là một quá trình đổi mới được kết hợp với đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đến phương tiện giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục. Trong đó, đổi mới kiểm tra đánh giá là công cụ quan trọng, chủ yếu xác định năng lực nhận thức người học, điều chỉnh quá trình dạy và học; là động lực để đổi
mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người
theo mục tiêu giáo dục.
Tôi viết chuyên đề này với mong muốn tất cả các giáo viên nói chung và giáo viên tổ bộ môn sinh nói riêng có thể tham khảo cũng như góp một phần nhỏ vào công cuộc đổi cách đánh giá chất lượng giáo dục hiện nay.
Bài viết chắc không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quí đồng nghiệp góp ý để tôi hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Internet, Báo giáo dục và thời đại.
2. Tài liệu chuẩn kiến thức kĩnăng sinh 12- Bộ GD & ĐT
3. Luật giáo dục 2005. 4. Sách giáo khoa sinh 12.