Kênh phân phối của thị trƣờng Nhật Bản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Marketing-chuyên đề tốt nghiệp (Trang 77 - 80)

- Kiểm tra chất lƣợng sản phẩm, nếu chất lƣợng không đảm bảo sẽ mất uy tín của nhãn hiệu.

1) Không bao gồm Hyogo Prefecture nơi bản điều tra bị hủy do động đất Nguồn : Ministry of Health, Labour and Welfare.

2.3.5. Kênh phân phối của thị trƣờng Nhật Bản

Nhật Bản là nƣớc tiêu thụ hàng hóa lớn thứ 2 trên thế giới với các kênh phân phối hàng hóa đặc trƣng. Hệ thống phân phối hàng hoá của Nhật Bản có nhiều cửa hàng bán lẻ với mật độ rất dày đặc nhƣng quy mô nhỏ. Những cửa hàng bán lẻ này thƣờng sử dụng trung bình từ 1-49 nhân viên và có mật độ khoảng 13 cửa hàng cho 1.000 dân cƣ, cao hơn so với tỷ lệ 8,7 cửa hàng/1.000 dân ở Pháp, 6,6 ở Đức, 6,5 ở Mỹ và 6,1 ở Anh. Nếu tính về số lƣợng các cửa hàng bán lẻ, Nhật có 1,6 triệu cửa hàng bán lẻ so với 1,5 triệu cửa hàng của Mỹ. Trong khi đó, Mỹ có số dân lớn gấp 2,1 lần và diện tích lớn gấp 25 lần của Nhật.

Hệ thống kênh phân phối:

Hệ thống phân phối hàng hóa Nhật Bản có sự cấu kết chặt chẽ giữa các nhà sản xuất và các nhà phân phối theo vòng khép kín và bài ngoại, nhất là những hệ thống cửa hàng chuyên môn hóa chỉ kinh doanh một loại hàng nhất định. Những hệ thống bán lẻ lớn ở Nhật Bản thƣờng mua hàng từ ngƣời bán sỉ, phần lớn những ngƣời bán lẻ không mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất.

Chức năng của nhà sản xuất:

 Các nhà sản xuất cung cấp vốn cho các nhà bán buôn và các nhà bán buôn lại cung cấp tài chính cho các nhà bán lẻ.

 Thực hiện chế độ định giá bán lẻ.

 Chế độ các nhà sản xuất sẵn sàng mua lại hàng hóa nếu không bán đƣợc và các nhà bán lẻ chỉ kinh doanh những mặt hàng đó do các nhà bán buôn và các nhà sản xuất giao.

Chức năng cơ bản của ngƣời bán sỉ là:

 Mua hàng từ nhà sản xuất để bán lại cho những ngƣời bán lẻ.

 Lƣu kho nhiều hàng hóa để chia chung ra thành những mức nhỏ hơn và chuyển chúng tới những ngƣời bán lẻ.

 Là điểm tựa tài chính cho những ngƣời bán lẻ, những ngƣời này có thể mua hàng trả tiền sau, đƣợc đảm bảo bằng sự uy tín của họ.

 Cung cấp cho những nhà sản xuất những thông tin về những kênh bán hàng và sản phẩm mới.

Thông qua những ngƣời bán sỉ, ngƣời bán lẻ có thể:

 Giảm đƣợc chi phí đa dạng hóa sản phẩm, chi phí lƣu kho và hàng hóa không bán đƣợc.

 Tận dụng đƣợc dịch vụ phân phối, sự quản lý sản phẩm và kinh nghiệm của họ.

Hình 2.22.Hệ thông kênh phân phối cơ bản của Nhật

( Nguồn: JETRO) .Trong hệ thống phân phối hàng hoá của Nhật, từ khi hàng đƣợc sản xuất ra đến

khi giao đến các cửa hàng bán lẻ tồn tại nhiều cấp phân phối trung gian, nhiều hơn so với các nƣớc công nghiệp phát triển khác.

Các cửa hàng bán lẻ nhỏ trong hệ thống phân phối hàng hoá thƣờng nằm ở các vùng đông dân cƣ và kinh doanh nhiều loại mặt hàng nhƣ: thực phẩm, may mặc và các loại hàng hoá tiêu dùng khác. Các cửa hàng này có đặc điểm tiện lợi và dịch vụ tốt. Trong hệ thống phân phối Nhật Bản còn có các cửa hàng bách hoá lớn và các siêu thị cũng làm nhiệm vụ kinh doanh bán lẻ. Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh của các cửa hàng siêu thị lớn ở Nhật Bản không cao do thiếu tính linh hoạt, nền kinh tế và chi tiêu tiêu dùng giảm sút.

Nhà sản xuất Ngƣời bán sỉ Ngƣời bàn lẻ Ngƣời tiêu dùng

Gần đây, các cửa hàng bách hoá tổng hợp đang chuyển sang cung cấp nhiều loại dịch vụ, hoạt động giải trí khác nhau, đồng thời, cung cấp nhiều loại hàng hoá cao cấp đắt tiền, kể cả hàng nhập khẩu. Ở Nhật Bản, các nhà bán lẻ không có cửa hàng, chuyên kinh doanh bán hàng qua catalogue, điện thoại, internet, máy bán hàng và giao hàng tận nhà. Doanh số của loại bán hàng này không lớn lắm, nhƣng đang tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây.

Trong hệ thống phân phối của Nhật Bản còn tồn tại song song hệ thống nhập khẩu. Theo đó, bất cứ một công ty nào cũng có thể nhập khẩu bất cứ một sản phẩm nào từ nƣớc ngoài song song với các tổng đại lý nhập khẩu. Tuy nhiên, dịch vụ chăm sóc khách hàng, bảo dƣỡng, bảo hành của hệ thống nhập khẩu song song không tốt vì các tổng đại lý nhập khẩu từ chối chăm sóc các sản phẩm đƣợc nhập khẩu theo hệ thống nhập khẩu song song.

Mặc dù hệ thống phân phối hàng hóa của Nhật Bản đã góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, tạo mối quan hệ kinh doanh lâu dài và ổn định giữa các nhà sản xuất và tiêu thụ. Tuy nhiên, hệ thống này cũng bộc lộ một số nhƣợc điểm nhƣ:

 Hệ thống phân phối hàng hóa khép kín qua nhiều tầng nấc làm cho giá hàng hóa tăng giá khi tới tay ngƣời tiêu dùng.

 Giá bán lẻ của Nhật Bản trung bình cao hơn ở Mỹ là 48%, ở Anh là 55%; không kích thích các cửa hàng bán lẻ nỗ lực cải tiến nâng cao hiệu quả kinh doanh, hạ giá sản phẩm; duy trì số lƣợng cửa hàng bán lẻ đông đảo không hiệu quả; không minh bạch về định giá sản phẩm; hạn chế sự thâm nhập thị trƣờng Nhật Bản của các công ty nƣớc ngoài.

Những khó khăn của hàng hóa nƣớc ngoài khi phân phối tại thị trƣờng Nhật Bản:  Khó khăn đối với việc phân phối hàng hóa một phần cũng do vấn đề văn hóa. Rất nhiều nhà phân phối cũng nhƣ các nhà bán lẻ Nhật Bản nói rằng họ rất lo ngại sự rạn nứt quan hệ với các nhà cung cấp trong nƣớc nếu nhƣ họ tiếp nhận một nguồn cung cấp từ nƣớc ngoài.

 Họ cũng e ngại việc các nhà cung cấp nƣớc ngoài không thể giao hàng đúng hẹn, không có khả năng cung cấp các dịch vụ hậu mãi tốt, mà đây lại chính là điều đáng quan tâm của ngƣời Nhật và là điểm mạnh của các nhà cung cấp Nhật Bản.

Phƣơng thức bán hàng trên thị trƣờng Nhật:

 Muốn bán đƣợc sản phẩm ở các cửa hàng lớn thì nhân viên bán hàng phải thông qua mối quan hệ nào đó hoặc qua giới thiệu để tiếp xúc đƣợc với nhân viên nghiệp vụ của bộ phận nhập hàng của cửa hàng đó còn nếu không thì rất khó có thể thực hiện đƣợc ý đồ. Do vậy khi đi bán hàng cần phải có kế hoạch tiếp xúc, lựa chọn ngƣời giao tiếp, tối thiểu phải ngang hàng với ngƣời mình định gặp.

 Ngoài ra ngƣời bán hàng trên thị trƣờng Nhật còn phải chú ý tới vấn đề quyết toán của công ty và hãng buôn Nhật vì các công ty mỗi năm có hai lần dự toán, mà ngoại trừ trƣờng hợp đặc biệt nếu công ty đó không tiến hành dự toán một loại sản phẩm nào đó thì ngƣời bán hàng cũng không thể tiến hành đàm phán đối với mặt hàng đó và nhƣ thế sẽ phải chờ đến thời gian sau. Bên cạnh đó khi đi đàm phán đối với một mặt hàng nào thì cần phải chuẩn bị đầy đủ tỉ mỉ các tài liệu liên quan, điều này hết sức quan trọng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Marketing-chuyên đề tốt nghiệp (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)