Quản lý Nhàn ước trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thiết bị Bưu

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công nghệ Marketing xúc tiến thương mại tại công ty hoá dầu Petrolimex (Trang 42 - 45)

II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING CỦA CÔNG TY VTBĐ I

1.1. Quản lý Nhàn ước trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thiết bị Bưu

chính vin thông.

Sáng ngày 11.6.2002, văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo Công bố pháp lệnh Bưu chính - Viễn thông (gồm 8 chương, 79 điều). Pháp lệnh này

được xây dựng trên cơ sở tổng hợp, đánh giá, rút kinh nghiệm thực tiễn việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về BCVT. Pháp lệnh BCVT đã thể chế

hóa đường lối, chính sách của Việt Nam, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và gia nhập. Đây là pháp lệnh đầu tiên về lĩnh vực này và

được coi là một động lực cho việc đổi mới, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong hoạt động BCVT đồng thời tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế

tham gia trong một môi trường cạnh tranh bình đẳng lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Pháp lệnh sẽ tạo điều kiện quản lý chặt chẽ hơn mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngăn ngừa các hiện tượng làm ăn phi pháp và cạnh tranh phi pháp. Pháp lệnh sẽ

TM41B

Trang 43

Điểm mới đáng chú ý nhất thể hiện trong Pháp lệnh tập trung vào hai mảng chính của ngành Bưu điện là Bưu chính, viễn thông. Về bưu chính, Pháp lệnh quy định Nhà nước thành lập một doanh nghiệp mang tên “Bưu chính Việt Nam” để cung cấp dịch vụ bưu chính với chức năng chủ yếu là thực hiện nghĩa vụ công ích. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế kinh doanh rong lĩnh vực bưu chính - gọi là doanh nghiệp chuyển phát - được tham gia chuyển phát tất cả các loại vật phẩm hàng hóa theo quy định chung của pháp luật.

Về Viễn thông, pháp lệnh quy định không còn độc quyền doanh nghiệp

đối với việc cung cấp hạ tầng mạng. Việc cung cấp hạ tầng mạng sẽ do một số

doanh nghiệp Nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn cổ phần đặc biệt đảm nhiệm.

Đối với việc cung cấp dịch vụ sẽ cho phép mọi thành phần kinh tế tham gia,

đồng thời có chính sách quản lý chặt hơn đối với các doanh nghiệp có dịch vụ

chiếm thị phần khống chế, nhằm hạn chế việc gây ảnh hưởng hay gây khó khăn cho các doanh nghiệp mới thâm nhập thị trường. Sự xuất hiện của nhiều nhà cung cấp làm thị phần của Công ty bị thu hẹp, sản phẩm sẽ bị cạnh tranh mạnh mẽ, chính vì vậy sẽ thúc đẩy sự phát triển và buộc Công ty phải trăn trở tìm ra hướng đi cho mình.

Nhà nước quản lý toàn ngành BCVT và với công ty VTBĐ I nói riêng từ

trên xuống theo các cấp và các ban ngành chức năng. Đứng đầu là Chính phủ, dưới Chính phủ là bộ BCVT (đóng vai trò là bộ chủ quản) và các bộ, cơ quan ngang bộ khác có liên quan, Tổng công ty BCVT (VNPT) đóng vai trò là cơ

quan kinh doanh, phụ trách hoạt động kinh doanh toàn ngành và của các đơn vị

thành viên: các công ty cổ phần, các đơn vị sự nghiệp, Bưu điện 61 tỉnh thành và công ty, nhà máy, xí nghiệp. Công ty VTBĐ I là công ty nằm trong nhóm số

3 của sơ đồ tổ chức của ngành BCVT. Hệ thống pháp luật, cơ cấu tổ chức được thiết lập một cách rõ ràng, đồng bộ là cơ sở để các doanh nghiệp thực hiện có tự

chủ các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Sơđồ 6: Sơđồ t chc ca ngành Bưu chính vin thông Vit Nam. Thủ tướng Chính phủ Bộ và cơ quan ngang bộ Bộ Bưu chính viễn thông.

TM41B

Để có các thiết bị, vật tư chất lượng cao, hiện đại mà giá cả hợp lý, đồng thời khuyến khích và thu hút đầu tư, Nhà nước đã có những chính sách quản lý nới lỏng, giảm tính độc quyền và tăng tính cạnh tranh trong lĩnh vực bưu chính viễn thông. Những đặc điểm này có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của Công ty trong ngành Bưu chính viễn thông. Theo quyết định 242/199 HQĐ- TTG ban hành ngày 30/12/99 của Thủ tướng chính phủ về điều hành xuất nhập khẩu năm 2000, Tổng cục Bưu Điện đã ra thông tư số 01/2000/TT-TCBĐ

hướng dẫn thực hiện xuất nhập khẩu hàng hoá, thiết bị, thuộc danh mục quản lý hàng chuyên ngành Bưu Chính Viễn Thông.

Theo thông tư có 14 loại hàng hoá, thiết bị vật tư được xuất nhập khẩu thuộc chuyên ngành bưu chính viễn thông gồm: tổng đài dung lượng lớn và nhỏ, thiết bị nhập mạng, tổng đài PABX, thiết bị truyền dẫn, cáp sợi quang, cáp thông tin kim loại, thiết bị điện thoại không dây, thiết bị đầu cuối kết nối vào mạng ISDN, thiết bị phát thử phát sóng VTĐ, máy fax, máy nhắn tin, máy điện thoại di động, điện thoại thấy hình và điện thoại tự động. Ngoài danh mục những hàng hoá thuộc quản lý Nhà nước, do các đơn vị Nhà nước giao cho kinh

TM41B

doanh thì những mặt hàng còn lại tất cả các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành hàng phù hợp, có đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đều có quyền xuất nhập khẩu theo nhu cầu.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công nghệ Marketing xúc tiến thương mại tại công ty hoá dầu Petrolimex (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)