Đối với thị trường nước ngoài

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường của tổng Công ty CP dệt may Hà Nội Hanosimex (Trang 59 - 61)

II. Thực trạng kinh doanh phát triển thị trường của Tổng công ty

3. Một số biện pháp kiến nghị đối với Nhà nước

3.3. Đối với thị trường nước ngoài

Để có thể thâm nhập vào các thị trường nước ngoài thì một yếu tố quan trọng hàng đầu là phải nghiên cứu yếu tố văn hoá, tập tục, truyền thống cũng như thói quen tiêu dùng của họ. Với mỗi quốc gia khác nhau lại có một tập quán, phong tục cũng như thói quen tiêu dùng khác nhau, do đó ta không thể đem sản phẩm đồng nhất để bán ở tất cả các thị trường.

Ngoài công tác nghiên cứu về đặc điểm thị trường các nước, công ty cũng cần chú trọng đến việc tham gia vào các cuộc hội chợ, triển lãm với quy mô quốc tế để từ đó đánh giá xem sản phẩm của mình có vị trí như thế nào trên thị trường quốc tế để từ đó đánh giá xem sản phẩm của mình có vị trí như thế nào trên thị trường quốc thông qua đó ta sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các hoạt động bán hàng. Đặc biệt, công ty cũng cần phải tìm hiểu về các công nghệ mới của các nước để từ đó sửa đổi áp dụng vào sản xuất của mình nhằm rút ngắn khoảng cách, bắt kịp với công nghệ của các nước.

Hiện nay, công ty đã có quan hệ kinh doanh với gần 20 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên, việc nắm bắt các thông tin về các thị trường này phải thông qua các bạn hàng truyền thống như Golden wheet (Đài Loan), Itochu (Nhật Bản), Peak (Đức)… Do đó, khả năng tìm hiểu thâm nhập và chiếm lĩnh các thị trường mới ở nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn. Để khắc phục nhược điểm trên thì trường mới ở nước ngoài gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục nhược điểm trên thì Tổng công ty phải tuyển dụng vào đào tạo được những cán bộ nghiên cứu thị trường có năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại giao, đàm phán, nắm bắt tìm hiểu thông tin. Thông qua đó, Tổng công ty có thể nắm bắt được đầy đủ các thông tin về thị trường và khách hàng ở thị trường nước ngoài từ đó có thể mở rộng thị trường của mình sang các khu vực đó. Bên cạnh đó, Tổng công ty phải có mối quan hệ thường xuyên với các phòng thương mại của Việt Nam ở nước ngoài để có thể thiết lập mối quan hệ buôn bán với khách hàng mới. Tổng công ty nên có chính sách cụ thể và tỷ lệ hoa hồng, thù lao cho từng tổ chức, cá nhân môi giới khách hàng ký hợp đồng với Tổng công ty.

Hiện nay, tại Việt Nam, nghiên cứu thiết kế mẫu thời trang còn chưa có kinh nghiệm, giao lưu với các nhà tạo mẫu quốc tế còn hạn chế, tiếp cận với thị trường thế giới còn quá ít, chưa đáp ứng được yêu cầu trong nước và xuất

khẩu. Sản phẩm may mặc chủ yếu được làm theo mẫu do khách hàng nước ngoài đưa sẵn, hoặc làm theo kiểu sao chép- cắt dán từ những mẫu do khách hàng nước ngoài. Các cơ sở thiết kế mẫu trong nước là viện mẫu thời trang hay các nhà nghiên cứu tạo mẫu thời trang, các nhà máy nổi tiếng ở Hà Nội, Tp HCM với cơ sở vật chất và đội ngũ nhân lực còn yếu, thiếu kiến thức về sáng tác, thiết kế mẫu thời trang, thiếu thông tin nên chỉ đáp ứng được khoảng 10-20% yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Để cải thiện khả năng thiết kế mẫu thời trang, doanh nghiệp cần chủ động phối hợp với các cơ sở này nâng cao năng lực của mình, vừa đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp vì làm mẫu tại cơ sở chuyên nghiệp chắc chắn sẽ rẻ hơn tự doanh nghiệp xây dựng cho mình một đội ngũ thiết kế mẫu. Bởi lẽ các cơ sở này nắm bắt thường xuyên hơn nhu cầu, thị hiếu trên thị trường, có đội ngũ nhân lực lành nghề trong lĩnh vực tạo mốt, có những thiết bị chuyên dụng… Ngoài ra, khi có được mẫu mốt cần mạnh dạn tổ chức triển khai sản xuất thử và khi thành công thì nhanh chóng đưa ra để chiếm lĩnh thị trường.

Tóm lại, công tác nghiên cứu và tìm hiểu thị trường là vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Nó là tiền đề cho hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đích của việc nghiên cứu thị trường là xác định đúng nhu cầu thị trường, khả năng đáp ứng của Tổng công ty, xác định các đối thủ cạnh tranh, tập quán tiêu dùng của thị trường về bản thân hàng hoá mà Tổng công ty sản xuất kinh doanh, từ đó có biện pháp hợp lí về giá cả, sản phẩm, về kênh phân phối cũng như chính sách giao tiếp khuyếch trương đúng lúc, tối ưu, giúp Tổng công ty nâng cao được khả năng thích ứng với thị trường của mỗi sản phẩm do mình sản xuất ra từ đó đẩy mạnh tiêu thụ và mở rộng thị trường tiêu thụ của Tổng công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường của tổng Công ty CP dệt may Hà Nội Hanosimex (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w