II. Thực trạng kinh doanh phát triển thị trường của Tổng công ty
2. Tăng cường hoàn thiện các hoạt động Marketing nhằm thúc đẩy hoạt
2.3.2. Đẩy mạnh hoạt động Marketing:
*
Căn cứ đề xuất giải pháp :
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt thì hoạt động Marketing góp phần không nhỏ vào việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá. Trong thời gian qua việc thực hiện các hoạt động Marketing của Tổng công ty chưa tốt do vậy mà hàng hoá chưa tạo được chỗ đứng vững chắc trên các thị trường xuất khẩu, bạn hàng chưa ổn định. Do đó, yêu cầu cấp bách đặt ra cho Tổng công ty là phải nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing, muốn vậy Tổng công ty cần làm tốt các mặt.
*
Nội dung giải pháp
Quảng cáo
Quảng cáo cho sản phẩm và cho công ty tại các thị trường mục tiêu như EU, Nhật Bản, Mỹ. Ngoài quảng cáo giới thiệu chung về công ty, cần phải có nội dung quảng cáo chi tiết về sản phẩm mũi nhọn. Tuỳ vào yêu cầu khuyếch trương sản phẩm và khả năng tài chính có thể có các phương tiện phát thanh truyền hình…
Về hoạt động yểm trợ sản phẩm.
Đây là những hoạt động có liên quan đến các dịch vụ sản phẩm và các thông tin mà công ty cung cấp thêm cho khách hàng. Các dịch vụ sản phẩm chủ yếu là catalogue, xuất bản phẩm về công ty, phim ảnh (cung cấp thông tin bằng những hình ảnh sống cho khách hàng nước ngoài).
Công ty cần duy trì và phát huy tác dụng của hoạt động xúc tiến bán hàng thông qua các hội chợ thời trang tiêu dùng trong nước và quốc tế bằng những mẫu mã luôn thay đổi, phong phú nhưng thích hợp với thị hiếu tiêu dùng từng thời kì. Hoạt động này thực sự có ý nghĩa đối với công ty trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, vì thị trường dệt may đang có sức cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất, các sản phẩm tương đối giống nhau về chất lượng giá cả, khối lượng hàng bán lại phụ thuộc vào mức độ quen biết giữa công ty với khách hàng. Các hình thức chủ yếu của xúc tiến bán hàng là thay đổi hình thức mẫu mã sản phẩm, khuyến khích mua hàng (giảm giá, tặng quà, bán trả góp…), trưng bày catalogue tại điểm bán hàng. Ngoài ra các cửa hàng bán lẻ của công ty phải được trang hoàng đẹp, đầy đủ về mẫu mã, việc thử hoặc đổi hàng phải được tạo điều kiện thuận lợi nhất. Khi đã có đủ tiềm lực về tài chính, ngoài việc tham gia trình diễn thời trang hay các cuộc giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, công ty có thể tự tổ chức định kỳ các buổi trình diễn thời trang trong nước và tại các hội chợ trong và ngoài nước để tạo ra phong cách và ấn tượng riêng của công ty và sản phẩm.
Về các kênh phân phối sản phẩm
Vấn đề tìm kênh tiêy thụ sản phẩm cũng là vấn đề hết sức quan trọng đối với công ty, bởi vì sau khi loại bỏ hình thức gia công theo đơn đặt hàng, công ty sẽ phải nỗ lực hoàn toàn từ khâu tìm nguyên liệu đến khâu sản xuất sản phẩm. Việc thâm nhập thị trường quốc tế lại rất khó khăn vì khả năng tiếp xúc trực tiếp bằng sản phẩm và con người của công ty với khách hàng mục tiêu sẽ gặp phải những hạn chế về tập quán giao dịch quốc tế, ngôn ngữ. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần phối hợp với các công ty dệt may trong nước và ngoài nước để tạo lập các kênh phân phối trên thị trường chủ yếu bằng cách lập các chi nhánh, văn phòng đại diện tại các nước EU, Nhật Bản, Mỹ, hoặc thông qua các hãng, các tập đoàn dệt may lớn đã có quan hệ làm ăn lâu dài để
phân phối sản phẩm tiêu dùng của mình tới người tiêu dùng quốc tế, hoặc thông qua các thương nhân Việt Nam ở nước ngoài để tạo lập từng bước, quan hệ với từng khu vực thị trường - đặc biệt là các thị trường mới đầy tiềm năng như Bắc Mỹ.
* Ý nghĩa của giải pháp:
Công cụ quảng cáo khuyếch trương sản phẩm sẽ là công cụ mà các doanh nghiệp tiến hành để cạnh tranh trong thời đại ngày nay, làm cho sản phẩm đi sâu vào tâm lí người tiêu dùng. Tuy nhiên, để làm được điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có được nguồn vốn lớn bởi chi phí cho hoạt động này là rất cao.