Kiến trúc mạng WCDMA UMTS R5 và R6

Một phần của tài liệu nghiên cứu công nghệ thông tin di động 3g wcdma và phát triển lên thế hệ 3,5g hspa (Trang 34 - 37)

Hình 1.7. Kiến trúc mạng WCDMA UMTS R5 và R6

Kiến trúc WCDMA UMTS R5 và R6 là đưa ra kiến trúc mạng đa phương tiện IP. Bước phát triển này thể hiện sự thay đổi toàn bộ mô hình cuộc gọi. Ở đây cả tiếng và số liệu được xử lý giống nhau trên toàn bộ đường truyền từ đầu cuối

IMS Node B RNC GGSN Node B CSCF R-SGW MRF MGW HSS/HL R SS7 PSTN Internet SS7 RNC T-SGW SGSN MGCF CSCF Iub Iur Iu Gn Gi Gi PCM Gr Cx Cx Mr Gi

SVTH: Phạm Đức Việt Lớp: KTVT B - K46

của người sử dụng đến nơi nhận cuối cùng. Có thể coi kiến trúc này là sự hội tụ toàn diện của tiếng và số liệu.

Điểm mới của R5 và R6 là nó đưa ra một miền mới được gọi là phân hệ đa phương tiện IP (IMS: IP Multimedia Subsystem). Đây là một miền mạng IP được thiết kế để hỗ trợ các dịch vụ đa phương tiện thời gian thực IP. Cả dữ liệu tiếng và số liệu không cần các giao diện cách biệt, chỉ có một giao diện Iu duy nhất mang tất cả phương tiện. Trong mạng lõi giao diện này kết cuối tại SGSN và không có MGW riêng.

Phân hệ đa phương tiện IP (IMS) chứa các phần tử sau:

- CSCF (Connection State Control Function: Chức năng điều khiển trạng thái kết nối)

- MRF (Multimedia Resource Function: Chức năng tài nguyên đa phương tiện)

- MGCF (Media Gateway Control Function: Chức năng điều khiển cổng các phương tiện)

- T-SGW (Transport Signalling Gateway: Cổng báo hiệu truyền tải) - R-SGW (Roaming Signalling Gateway: Cổng báo hiệu chuyển mạng)

CSCF: Quản lý việc thiết lập , duy trì và giải phóng các phiên đa phương tiện đến và từ người sử dụng. Nó bao gồm các chức năng như biên dịch và định tuyến. CSCF hoạt động như một đại diện Server.

SGSN và GGSN: Là các phiên bản tăng cường của các nút được sử dụng ở GPRS và UMTS R3 và R4. Điểm khác nhau duy nhất là ở chỗ các nút này không chỉ hỗ trợ dịch vụ số liệu gói mà cả dịch vụ chuyển mạch kênh. Vì thế cần hỗ trợ các khả năng chất lượng dịch vụ (QoS) hoặc bên trong SGSN và GGSN hoặc ít nhất ở các Router kết nối trực tiếp với chúng.

SVTH: Phạm Đức Việt Lớp: KTVT B - K46

Chức năng tài nguyên đa phƣơng tiện (MRF): Là chức năng lập cầu hội nghi được sử dụng để hỗ trợ các tính năng như tổ chức cuộc gọi nhiều phía và dịch vụ hội nghị .

Cổng báo hiệu truyền tải (T-SGW): Là một cổng báo hiệu SS7 để đảm bảo tương tác SS7 với các mạng tiêu chuẩn ngoài như PSTN. T-SGW hỗ trợ các giao thức Sigtran.

Cổng báo hiệu chuyển mạng (R-SGW): Là một nút đảm bảo tương tác báo hiệu với các mạng di động hiện có sử dụng SS7 tiêu chuẩn. Trong nhiều trường hợp T- SGW và R-SGW cùng tồn tại trên cùng một nền tảng.

MGW thực hiện tương tác với các mạng ngoài ở mức đường truyền đa phương tiện. MGW ở kiến trúc mạng của UMTS R5 có chức năng giống như ở R4. MGW được điều khiển bởi chức năng cổng điều khiển các phương tiện (MGCF). Giao thức điều khiển giữa các thực thể này là ITU-T H.248. MGCF cũng liên lạc với CSCF. Giao thức được chọn cho giao diện này là SIP.

Điểm đáng chú ý là kiến trúc này thể hiện ở sự bổ sung thêm cho mạng lõi chứ không thay đổi mạng lõi hiện có (R4). Phát hành 3GPP R5 và R6 đưa vào một vùng mạng lõi mới để bổ sung cho các vùng CS và PS, đó là vùng đa phương tiện IP (IM: IP Multimedia). Vùng mới này cho phép mang cả thoại và số liệu qua IP trên toàn tuyến nối đến máy cầm tay.

Như vậy UTRAN bây giờ có thể kết nối đến ba vùng của mạng lõi logic khác nhau: Vùng CS, vùng PS và vùng đa phương tiện IP (IM). Khi UE muốn sử dụng các dịch vụ của mạng lõi, nó phải chỉ ra được vùng nó muốn (vùng IM là vùng sử dụng các dịch vụ của vùng PS). Tất cả lưu lượng của IM đều là gói và được truyền tải qua các nút của vùng PS như SGSN và GGSN. Kiến trúc IM cho phép xử lý tiếng và gói một cách thống nhất trên đường truyền từ UE đến nơi nhận, ở đây xảy ra sự hòa nhập hoàn toàn của tiếng và số liệu, vì thế tiếng chỉ là một dạng số liệu có các yêu cầu QoS riêng. Sự hòa nhập này cho phép phát triển nhiều dịch vụ mới.

SVTH: Phạm Đức Việt Lớp: KTVT B - K46

Một phần của tài liệu nghiên cứu công nghệ thông tin di động 3g wcdma và phát triển lên thế hệ 3,5g hspa (Trang 34 - 37)