dự kiến về việc sẽ phá giá VND. Một khi mức độ phải điều chỉnh trong tơng lai càng lớn, thì càng khó thực hiện hơn. Nếu phải phá giá trong điều kiện bị động không có nguồn dự trữ đảm bảo, sẽ khó tránh khỏi những cú sốc lớn đối với nền kinh tế, có thể gây mất ổn định và dẫn tới khủng hoảng. Đây còn là miếng đất tốt để tệ nạn đầu cơ phát triển và loại bỏ hiệu lực của chính sách tiền tệ.
Tóm lại, trong giai đoạn 1992-1996, đồng VND đã bị đánh giá cao một cách không hợp lý; điều này đã tích tụ và gây cho nền kinh tế những mất cân đối nghiêm trọng.Thực trạng và những hệ quả mà chính sách tỷ giá hối đoái trong thời kỳ này còn bị làm trầm trọng hơn khi cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong khu vực xảy ra và đặt Việt Nam trớc những vấn đề nan giải và cấp bách trong việc lựa chọn và điều chỉnh chính sách tỷ giá hối đoái.
2.3. Thời kỳ từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng đến nay.
2.3.1. Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ và những tác động của nó đối với việt Nam. đối với việt Nam.
a. Diễn biến của cuộc khủng hoảng.
Ngày 2/7 năm 1997, cơ quan tiền tệ Thái Lan tuyên bố họ không có khả năng giữ giá đồng Baht theo đồng đô la Mỹ nữa. Thông báo này tơng đơng với việc Thái Lan chủ trơng phá giá đông Baht, kết thúc một thời kỳ dài trong suốt 13 năm gìn giữ và mở đầu cho một cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực Châu á. Thực ra không bỗng dng mà Thái Lan lại tự phá giá đồng bản tệ của mình để cho
nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn nghiêm trọng. Từ giữa năm 1996, tỷ giá giữa đồng Baht và đồng đô la Mỹ không ngừng tăng lên, đến tháng 5/1997, các Ngân hàng Trung ơng trong khu vực đã dùng mọi nỗ lực để có giữ giá đồng Baht, nhng do khoản thâm hụt ngoại tệ quá lớn (15 tỷ USD) nên số phận đồng Baht bị thả nổi là không thể tránh khỏi. Ngay trong ngày Thái Lan tuyên bố phá giá, đồng Baht lập tức giảm giá tới 16% và trong khoảng thời gian tiếp theo vẫn bị giảm giá liên tục. Sau một tháng, đồng Baht mất giá hơn 30% so với ngày 2/7/1997 và cùng với nó chỉ số thị trờng chứng khoán Băng Cốc cũng mất giá trị tơng đơng.
Nhìn ra một số nớc khác trong khu vực thì đồng ringgit của Malaixia, đồng pêso của Philipin, đồng rupia của Inđônêxia cũng bị đe dọa tơng tự. Sau một tháng, đồng pêso và ringgit cũng mất giá khoảng 25% giá trị so với cuối tháng 6, còn đồng rupia mất giá 6%. Các dòng vốn đầu t gián tiếp nớc ngoài cũng đã chảy khỏi các nền kinh tế của họ tơng tự nh ở Thái Lan.
Tháng 10/1997, khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu xảy ra ở Hàn Quốc. Đây là một quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc á với nền kinh tế hùng mạnh (đứng thứ 11 trên thế giới). Cuộc khủng hoảng đã làm cho nhiều tập đoàn then chốt của Hàn Quốc bị phá sản, thị trờng cổ phiếu và đồng Won giảm giá mạnh làm cho… nền kinh tế nớc này lâm vào tình trạng suy thoái kết thúc 1/3 thế kỷ phát triển kỳ diệu của nền kinh tế Sông Hàn. Khi cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ “gõ cửa” Hàn Quốc cũng là lúc phạm vi lan truyền và sự ảnh hởng của nó đã vợt qua khuôn khổ các nớc Đông Nam á và lan sang Đông Bắc á cũng nh toàn Châu á và thế giới. Và cuối cùng là Nhật Bản, nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, cũng đã gặp nhiều khó khăn đối với hệ thống tài chính - tiền tệ của mình. Việc đồng yên mất giá so với đồng đô la Mỹ đã làm ảnh hởng không nhỏ đến nền kinh tế và đời sống của nhân dân Nhật Bản.
Ngoài những nớc nói trên, khủng hoản tài chính - tiền tệ Châu á đã ảnh h- ởng ở những mức độ khác nhau đối với các nớc khác thuộc Châu á và thế giới.